Muốn đàm phán lương thành công đừng nói ra 5 câu này!
Tránh nói ra 5 câu này trong lúc đàm phán lương và mọi chuyện đều sẽ thuận buồm xuôi gió.
Những bài học trên đường đời. Khi bạn lớn lên, bạn sẽ học hỏi được một vài bài học khó khăn.
Tìm ra cách để đàm phán lương là một bài học cuộc sống mà không thường xuyên được dạy ở trường học hay trong công việc nào. Mặc dù có một số chiến thuật bạn có thể sử dụng, từ việc sử dụng quyền im lặng cho đến việc “thả neo”, dưới đây là một vài câu nói bạn nên không bao giờ thốt ra khi đàm phán lương.
“Tôi chấp nhận (đề nghị ban đầu của bạn)”
Đầu tiên, và thường là phổ biến nhất, sai lầm khi đàm phán lương chính là bạn chẳng thật sự đang đàm phán với người ta. Điều này xảy ra khi một ai đó đưa ra một đề nghị và bạn ngay lập tức chấp nhận nó mà không hề đặt thêm bất kì một câu hỏi nào. Hầu hết mọi công ty không đưa ra đề nghị cuối cùng và cao nhất của họ ngay từ lần đầu tiên, vì vậy bạn hầu như luôn có chỗ để đưa ra yêu cầu thêm.
“Tôi cần có khả năng di chuyển vào thành phố/có được một nơi ở tốt hơn/chi phí để lo cho đám cưới.”
Vậy là, bạn là sinh viên vừa tốt nghiệp ra trường và xem công việc mới của mình như tấm vé để di chuyển giữa nhà bố mẹ ở thành phố khác đến thành phố đang làm việc? Hoặc bạn muốn tiền lương của mình có thể chi trả cho phí sinh hoạt ở một căn nhà tốt hơn, đám cưới của bạn, ô tô của bạn, tiền niềng răng cho con của bạn? Nghĩ lại xem nào.
Nhìn xem, mọi người đều muốn sống trong một căn nhà đẹp hơn tốt hơn, trả các hóa đơn và sống một cuộc sống thoải mái. Nhưng đó không hề là trách nhiệm của công ty phải cho bạn một cuộc sống hạnh phúc.
Nhưng khi học cách đàm phán lương, bạn cần nhớ rằng lý do bạn xứng đáng với mức lương cạnh tranh hoặc tăng lương không phải về bạn. Đó là về họ. Bạn có đang làm tốt trong công việc của bạn đến nỗi không ai khác ngoài bạn có để đạt được hiệu quả đó? Đó là lí do tại sao công ty trả tiền cho bạn.
“Chà, tôi biết được X kiếm được xyz và tôi đã làm việc ở đây lâu hơn X và X chỉ dành phần lớn thời gian để chơi PUBG trên điện thoại.”
Bằng cách nào mà bạn biết được lương của X là chừng đó? Tốt. Miễn là bạn không hack vào máy tính của phòng HR, thực hiện phân tích cạnh tranh về giá trên thị trường là một kỹ năng bạn cần phát triển. Điều không ổn ở đây là bạn than vãn việc mình có thâm niên (không có nghĩa là bạn đang làm tốt công việc của mình) hoặc cố dìm đồng nghiệp xuống dưới đáy. Một lần nữa, hãy chứng minh rằng mình xứng đáng có được mức lương cao hơn hiện tại.
“Tôi rất xin lỗi nếu thời điểm không được tốt lắm và ngân sách công ty không cho phép, nhưng…”
Tự tin chính là chìa khóa. Bởi vì việc đàm phán có thể gây áp lực đối với những người hướng nội, những người có xu hướng tránh xung đột, và hầu như bất cứ ai cảm thấy lo lắng đều tự đứng lên vì bản thân họ, cố hết sức để tránh những câu nói mang tính tiêu cực. Con đường tốt nhất để học cách đàm phán lương và lấy lại sự tự tin là nhập vai trò chuyện với bạn bè hay là thành viên trong gia đình cho đến khi cảm thấy tự nhiên.
Hãy xem đây là một giao dịch kinh doanh: tự mình trang bị dữ liệu, hỏi xem bạn xứng đáng với điều gì và tăng cường sự tự tin để tự đứng lên cho chính mình tại thời điểm quan trọng này.
“Không. Đề nghị này không phù hợp.” (ý như xúc phạm đến năng lực của bạn)
Trong suốt cuộc thảo luận của bạn, giữ cho cuộc trò chuyện cứ thế diễn ra và tránh thẳng thừng nói “Không”. Đây là lý do tại sao mà nó được gọi là đàm phán lương. Nếu mức lương mà bạn mong muốn là 10 triệu nhưng công ty lại đưa ra mức 9 triệu 500, đừng vội nói không. Thay vào đó, xem thử nếu sếp của bạn có thể thêm các quyền lợi như là kỳ nghỉ thường niên hoặc nâng chức danh của bạn từ Giám đốc lên Giám đốc cấp cao. Nếu một công ty mới nói rằng họ không thể tăng mức lương cơ bản, hãy hỏi về phần thưởng khi kí hoặc các khoản tiền hỗ trợ khác. Và sau thời gian dài đàm phán nhưng không đạt được điều bạn cần, hãy từ chối thật uyển chuyển. Nói như kiểu bạn bị xúc phạm với mức lương không phù hợp với khả năng của mình sẽ không bao giờ khiến họ đồng ý với yêu cầu của bạn.
Kết luận
Đôi khi trong cuộc sống, học được những gì không nên nói cũng quan trọng như những điều nên nói vậy. Vì thế đánh giá những chia sẻ này, hãy lịch sự, nghiền ngẫm và rút ra bài học từ chúng nhé.