5 cách giúp bạn tịnh tâm đối mặt với người phỏng vấn ‘khó ở’

Bị căng thẳng khi đi phỏng vấn xin việc là một chuyện – một cuộc phỏng vấn căng thẳng với người phỏng vấn ‘khó ở’ lại là một chuyện khác.

Hãy tưởng tượng bạn phải trải qua một buổi phỏng vấn kéo dài 2 tiếng với CEO của công ty. Nhưng thay vì đặt câu hỏi cho bạn, vị CEO này lại cho bạn một bài phê bình dài ngoằng mà bạn không hề muốn nghe, thậm chí là vị này còn nhận xét về dáng ngồi hiện tại của bạn. Ồ, người ấy nói rằng bạn đã không làm tốt như những gì người ta mong đợi. Nghe chẳng khác nào một cơn ác mộng cả!

Vậy phải làm sao nếu bạn mồ hôi ròng ròng khi phải đối mặt với người phỏng vấn đang nóng trong người? Sau đây là 5 cách giúp bạn đối phó với tình huống này.

1. Đừng trở nên nóng vội

Một cuộc phỏng vấn việc làm đã đủ căng thẳng, vì vậy khi một người phỏng vấn đặt ra hàng loạt các câu hỏi trong thời gian ngắn và những bình luận mang tính bào mòn tâm hồn, sự căng thẳng hiện tại của bạn rõ ràng tăng cao.

Chìa khóa: Đừng chạy theo tốc độ của người phỏng vấn. Thật bình tĩnh hít vào thở ra, giảm tốc độ trả lời câu hỏi của bạn và tập trung vào những gì bạn đang nói. Nếu bạn cần thêm thời gian, hãy yêu cầu người phỏng vấn nhắc lại hoặc làm rõ câu hỏi. Điều này sẽ cho bạn thêm vài giây để suy xét về phản ứng tiếp theo của mình.

2. Thể hiện sự tự tin

Người phỏng vấn không chỉ chấm điểm các câu trả lời cho những câu hỏi hóc búa từ bạn mà còn về những con người quả cảm trong tình huống này. Họ cũng đang đánh giá ngôn ngữ cơ thể của bạn, bao gồm việc giao tiếp ánh mắt, tư thế, cái nắm tay, nụ cười, vị trí cánh tay, và sự trôi chảy trong giọng nói.

Khi bạn bắt đầu cảm thấy sợ hãi hoặc căng thẳng, việc rút lui vào tư thế phòng thủ và hành động khoanh tay là lẽ tự nhiên. Bạn có thể bị dính chặt luôn vào ghế ngồi và giọng nói thì nhỏ lại dần đều. Bạn không cần thiết phải chú ý khi những thay đổi này xảy ra, nhưng điều quan trọng là phải lưu tâm đến nó. Cố gắng hết sức để ngồi thẳng, duy trì giao tiếp bằng mắt và cử chỉ tay phải luôn mở.

3. Đặt câu hỏi

Trong một cuộc phỏng vấn như đường đua F1, bạn rất dễ cảm thấy mất kiểm soát. Người phỏng vấn đã ngồi vào ghế lái và tăng tốc với một tốc độ không hề thoải mái. Hãy nhớ rằng đây chính là điểm nổi bật của loại phỏng vấn này – để xem bạn sẽ trả lời như thế nào trong tình huống như vậy.

Công việc của bạn chính là giành lại một số điều có thể kiểm soát. Điều này có thể khó khăn, đặc biệt bạn đang ở thế dưới, nhưng đây là cách đơn giản: Đặt câu hỏi cho người phỏng vấn. Tất nhiên, bạn không hề muốn làm gián đoạn buổi phỏng vấn, nhưng hãy chú ý dừng đúng lúc khi có cơ hội.

Có rất nhiều câu hỏi mà bạn có thể hỏi, nhưng sau đây là một số câu hỏi phù hợp trong trường hợp này:

Một câu hỏi cá nhân: Em tò mò muốn biết thêm về con đường sự nghiệp của anh/chị. Anh/chị đã bắt đầu công việc này như thế nào?
Một câu hỏi về công việc: Ứng cử viên hoàn hảo cho vị trí này thì cần những đặc điểm gì?
Một câu hỏi về team mà bạn sẽ làm việc cùng: Anh/chị có thể cho em biết thêm về team mà em sẽ làm việc cùng không? Người quản lý mà em sẽ báo cáo công việc là người như thế nào?
Một câu hỏi về công ty: Anh/chị mô tả về văn hóa công ty như thế nào?

Những câu hỏi này không chỉ giúp bạn giảm nhiệt trong một vài giây mà còn có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về công ty và cách thức hoạt động bên ngoài tình huống này.

4. Thoát ra trạng thái lịch sự

Nếu bạn cảm thấy mình đe dọa trong buổi phỏng vấn hoặc tình huống vượt quá sức chịu đựng của bạn, hãy cho người phỏng vấn biết bạn không nghĩ rằng mình phù hợp với vị trí công việc này và gạt bỏ suy nghĩ làm việc cho công ty. Nếu bạn là người kết thúc buổi phỏng vấn, hãy cố gắng hết sức để giữ lịch sự và tự tin rời đi.

5. Đừng vội đưa ra quyết định

Một số người có thể kết luận cuộc phỏng vấn căng thẳng chỉ là một mánh lới quảng cáo mà các công ty sử dụng để tìm kiếm ứng viên phù hợp – một người có thể xử lí căng thẳng hàng ngày. Tuy nhiên, nếu bạn cảm thấy không thoải mái trong buổi phỏng vấn dù đã vượt qua các bài kiểm tra và nhận được lời mời làm việc. Hãy nghe theo bụng dạ bạn mách bảo. Bởi một cuộc phỏng vấn thường sẽ phản ánh phần nào văn hóa của công ty.

Cuối cùng, đừng tự trách mình. Nếu bạn không chịu được bài kiểm tra căng thẳng, điều đó chẳng sao cả. Nó không nhất thiết là sự phản ánh trực tiếp về cách bạn đối phó với các tình huống căng thẳng – nó chỉ đơn giản là một mánh dùng để quảng bá tên tuổi, một điều không sớm thì muộn sẽ bị cho là ‘cổ lỗ sĩ’.

Tuyển Dụng Bạch Long Mobile
Nguồn: TopResume

Tại sao chọn chúng tôi
  • Thu nhập cao, các chính sách thưởng hấp dẫn.
  • Cơ hội thăng tiến và lộ trình rõ ràng, minh bạch.
  • Chế độ hấp dẫn, được tham gia du lịch hàng năm.
  • Môi trường làm việc năng động, chuyên nghiệp, thân thiện, nhiều cơ hội thăng tiến.
  • Được đào tạo và kỹ năng trước khi làm việc.
  • Hưởng đầy đủ các chế độ BHXH theo luật lao động.
  • Chế độ tăng lương hấp dẫn theo thâm niên.