Xây dựng tư duy lựa chọn sự nghiệp vững vàng
Một trong những quyết định có thể nói là quan trọng nhất cuộc đời của bạn chính là lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với sở trường và đam mê. Có người phải mất rất nhiều thời gian nhưng cũng có người thoáng chút đã đưa ra được lựa chọn, đó là nhờ vào tư duy lựa chọn đúng đắn.
Hãy xây dựng cho mình một trình tự rõ ràng để hiện thức hóa những ý nghĩ trong đầu và tìm cho mình một sự nghiệp vững vàng nhất theo đúng những tiêu chí mà bản thân đặt ra.
Bạn có thể tham khảo những bước sau đây để tự bản thân chiêm nghiệm và đạt được tư duy sự nghiệp riêng cho bản thân một cách nhanh nhất.
- Tự đánh giá bản thân theo những tiêu chí chuẩn của nghề nghiệp bạn theo đuổi
- Xác định những chuẩn mực cần phải có của bản thân mình khi làm việc
- Tạo danh sách những công việc liên quan đến ngành nghề mà bạn cần tìm hiểu
- Nghiên cứu thị trường việc làm và quy trình tuyển dụng
- Tạo CV hấp dẫn với nhiều chứng chỉ và điểm mạnh
- Tìm đơn vị tuyển dụng phù hợp và nộp CV
- Không ngừng trau dồi kỹ năng và học hỏi kiến thức
Bạn có thể thay đổi lựa chọn của mình nhiều lần trong đời nên hãy chuẩn bị kỹ lưỡng từ ban đầu để khi cần thì bạn đã biết rõ cách để xây dựng tư duy nghề nghiệp mới.
Tự đánh giá bản thân theo những tiêu chí chuẩn
Ở bước đầu tiên này thì bạn hãy tự nhìn nhận và đánh giá lại bản thân cũng như những gì mà mình cần khi bước vào ngành nghề này. Bạn hãy tự hỏi rằng: Bạn mong muốn môi trường làm việc như thế nào? Công việc yêu thích của bạn là gì? Bạn muốn đãi ngộ như thế nào? Và còn nhiều câu hỏi nữa.
Khi đã viết lại những điều trên thì bạn hãy đọc lại và nhìn nhận chính xác hơn về nhu cầu của bản thân. Từ đó bạn sẽ dễ dàng lọc ra những công việc có miêu tả phù hợp nhất đến giảm dần.
Những câu hỏi tự nhìn nhận bản thân mà bạn có thể tham khảo:
- Bạn coi trọng giá trị gì trong sự nghiệp?
Ví dụ: Thu nhập ổn định, công việc độc lập, giúp đỡ mọi người,…
- Bản thân mình đã trang bị được những kỹ năng mềm nào?
Ví dụ: Nói trước đám đông, quản lý thời gian, làm việc nhóm hiệu quả,…
- Bạn đang có những chuyên môn nghề nghiệp nào?
Ví dụ: Viết bài SEO, thu thập dữ liệu, sửa chữa máy móc, ngoại ngữ,…
- Năng khiếu bẩm sinh nào là thế mạnh của bạn?
Ví dụ: Ca hát, viết lách, lãnh đạo,…
- Tính cách nổi bật của bạn là gì?
Ví dụ: Hướng ngoại, năng động, tự tin,…
- Lĩnh vực mà bạn quan tâm là gì?
Ví dụ: Marketing, thiết kế, bán hàng,…
Xác định những điều mà bạn cần được nhận
Tiếp theo bạn cần xác định những quyền lợi mà bạn thân cần nhận được khi dấn thân vào công việc này.
- Mức thu nhập tối thiểu mà bạn cần là bao nhiêu?
- Công việc có nhất thiết cần tăng ca không?
- Liệu bạn có sẵn sàng đi công tác?
- Công việc này có làm việc cố định ở một địa điểm?
- Bạn có phù hợp với công việc làm tại nhà?
- Vị trí cụ thể trong công việc của bạn là gì?
- Những việc bên lề nào mà bạn cảm thấy muốn hoặc không muốn thực hiện?
- Bạn sẽ phát huy được tốt nhất ở môi trường làm việc nào?
Hãy xác định trước những điều bạn cần thì mọi việc sẽ trở nên dễ dàng hơn thay vì phải mò mẫm từng chút một. Từ đó có thể lọc bớt những công việc không phù hợp với bạn.
Tạo danh sách những công việc liên quan
Hãy lập danh sách những công việc mà bạn cho là tiềm năng nhất sau đó nghiên cứu kỹ về nó. Đôi khi tên công việc không nói lên tất cả, bạn phải xem kỹ nội dung công việc để có nhận định khách quan.
– Sử dụng mạng lưới thông tin: Nhờ bạn bè hoặc người thân tư vấn, giới thiệu.
– Tìm những ngành thú vị: Tìm hiểu những lĩnh vực thu hút nhiều người theo đuổi và nhiều điểm thú vị đối với bạn.
– Xác định những thứ bạn thích làm: Định hướng điều mà bạn muốn và thích làm vào mỗi ngày khi nhận việc.
– Liệt kê các mục tiêu và giá trị: Cần hoạch định rõ trong tương lai bạn cần gì ở công việc này.
– Đánh giá điểm mạnh và tài năng của bạn. So sánh khả năng của bản thân với yêu cầu của công việc để có kết quả tốt nhất.
Thu hẹp danh sách công việc phù hợp
Khi đã hoàn tất những quá trình trên thì đến đây bạn có thể tiến hành thu hẹp danh sách những công việc phù hợp để có được kết quả tốt nhất cho sự nghiệp của mình với mục tiêu là một hoặc hai công việc tiềm năng nhất.
– “Vòng quay công việc”: Những điều cụ thể mà bạn sẽ làm mỗi ngày
– Tiền lương: Mức thu nhập trung bình mà bạn có được.
– Yêu cầu công việc: Những khuôn khổ mà bạn cần đáp ứng
– Cơ hội phát triển: Lộ trình thăng tiến, cơ hội trau dồi kinh nghiệm.
– Triển vọng công việc: Sự phát triển của công việc trên thị trường theo xu hướng tương lai.
Tạo CV hấp dẫn
Chỉ cần có một CV hấp dẫn thì chắc chắn nhà tuyển dụng không thể nào bỏ qua bạn. Tổng hợp những thế mạnh và chứng chỉ mà mình có rồi trình bày chúng một cách logic, cẩn thận để gân tướng mạnh ngay từ cái nhìn đầu tiên.
Ứng tuyển công việc phù hợp ngay khi có thể
Bạn sẽ có rất nhiều đối thủ cũng đang muốn ứng tuyển vị trí mà bạn mong muốn, vì bậy hãy nhanh chóng tham gia phỏng vấn ngay khi có thể để không bỏ lỡ cơ hội, cho dù không được nhận nhưng ít nhất bạn cũng đã cố gắng và cứ như vậy thì bạn sẽ tìm được nơi phù hợp sớm thôi.
Không ngừng học hỏi để phát triển
Luôn luôn tiếp thu thêm kiến thức để kỹ năng nghề nghiệp ngày càng được năng cao thì tự động những cơ hội tốt hơn trong công việc sẽ đến với bạn. Đừng ngần ngại hỏi và học tập tất cả những gì có ích.
Hãy tạo cho mình tư duy nghề nghiệp ngay bây giờ để không phải loay hoay tìm việc mà không có đích đến. Chỉ cần thực hiện lần đầu thật kỹ lưỡng thì bạn sẽ không phải tốn công sức hay chật vật với quyết định của mình và thành công nhanh chóng hơn.
Tuyển dụng Bạch Long Mobile