Trả lời phỏng vấn rất ngon nhưng vẫn rớt. Tại sao vậy?

Một cuộc phỏng vấn tuyệt vời – nhưng tại sao người ấy không phải là tôi?

Đây là một câu chuyện xưa cũ, có lẽ thêm một chút xoắn xít: “Tôi đã làm chủ buổi phỏng vấn. Tại sao tôi không có được công việc đó?” Thỉnh thoảng câu trả lời ở ngay trước mắt bạn. Nhưng có những thời điểm khi không một ai biết đáp án, hay tốt nhất nên để nó một mình. Không ai giành chiến thắng trong mọi cuộc chơi, mọi thời điểm. Đôi khi bạn đã làm những gì tốt nhất có thể mà không hề mắc một sai lầm nào, nhưng lại nhận ra bạn không phải là người mà nhà tuyển dụng đang tìm kiếm. thậm chí bạn là một ứng viên nặng kí.

Khi người quản lý tuyển dụng nói với bạn “mọi nỗ lực của bạn sẽ được đền đáp”, bắt lấy một khoảnh khắc để nhìn lại câu trả lời của mình trong buổi phỏng vấn và xác định xem những gì cần phải được cải thiện. Bạn đã giải phóng năng lượng của mình theo cách thú vị và sáng tạo? Hay những câu trả lời của bạn quá hàn lâm, thiếu đi bản sắc trong con người của bạn?

Dưới đây là một vài ví dụ để bạn cần xem xét kĩ lưỡng hơn. Dành thời gian để tối ưu hóa bài trình bày của bạn và để mất công việc vào tay ứng viên khác.

Luyện tập, nhưng đừng quá vẻ không tự nhiên

Chuẩn bị cho một buổi phỏng vấn là điều thiết yếu và quan trọng. Thực hành trả lời các câu hỏi phỏng vấn cũng quan trọng không kém. Tuy vậy, việc luyện tập quá nhiều lại có thể làm phản tác dụng. Một sai lầm chết người chính là bạn quá phụ thuộc vào những gì mình đã chuẩn bị hay luyện tập. Đa số các câu hỏi của quản lý tuyển dụng thường là có ý định đánh giá cách bạn nghĩ cùng phản ứng như thế nào trong thời điểm hiện tại. Họ không muốn những bình luận đã được chuẩn bị sẵn. Những người quản lý tuyển dụng muốn biết những gì mà bạn đang nghĩ ngay lúc đó mà thôi.

Lặp đi lặp lại những câu trả lời đã được ghi nhớ khiến bạn trông như không thể giải quyết được vấn đề. Điều này sẽ tước đi cơ hội nhận được công việc của bạn. Thay vì cung cấp những câu trả lời đã được chuẩn bị sẵn, hãy dành khoảng ba giây để suy nghĩ cho câu trả lời. Sau đó, điều chỉnh lại câu trả lời của bạn sao cho phù hợp với câu hỏi. Một chiến thuật tuyệt vời chính là sử dụng các ví dụ thực tế. Trả lời câu hỏi của họ kèm theo ví dụ sẽ là một lựa chọn tuyệt vời để có được sự đánh giá cao từ nhà tuyển dụng.

Không một ai thích người kiêu ngạo tỏ vẻ biết tuốt

Tất cả chúng ta đều được bảo rằng nên khoe khoang một chút để thể hiện khả năng của mình cho người quản lý tuyển dụng. Nhưng, còn nhiều cách hơn để thể hiện bản thân thay vì khoe khoang. Quá nhiều sự khoe khoang sẽ khiến bạn như một người tự xem mình là trung tâm, hay bạn chỉ quan tâm đến lợi ích cá nhân của mình hơn thay vì thực hiện hóa các mục tiêu của công ty. Phải thừa nhận rằng, thường rất khó để đánh giá tỉ lệ chính xác.

Một số chuyên gia khuyến khích sử dụng quy tắc 80/20. Tập trung 80% câu trả lời của bạn vào việc giúp đỡ công ty và 20% cho việc tự quảng cáo. Hãy làm một phép so sánh, buổi phỏng vấn xin việc với việc bán một chiếc xe hơi. Rõ ràng, bạn muốn thuyết phục khách hàng chiếc xe có các thuộc tính tốt nhất với giá tốt nhất. Nhưng bạn cũng muốn nói với họ chiếc xe của bạn sẽ mang lại lợi ích cho họ như thế nào. Bắt đầu với việc trả lời trực tiếp câu trả lời của người quản lý tuyển dụng. Sau đó đưa ra những ví dụ kết nối câu trả lời của bạn với công ty của họ.

Hãy chắc chắn việc sử dụng từ ngữ nghe thật chuyên nghiệp

Đúng là các nhà quản lý tuyển dụng muốn tuyển được người tốt nhất cho vị trí công việc và thích ứng viên có kinh nghiệm và kỹ năng giỏi nhất. Kỹ năng và kinh nghiệm chỉ đưa bạn đi một quãng nhất định. Bạn phải thể hiện cho nhà tuyển dụng hết tất cả sự chuyên nghiệp mà mình có. Tiếng lóng, từ phát âm sai và ngữ pháp không đúng sẽ là rào cản cho những gì bạn muốn trình bày với nhà quản lý tuyển dụng. Ngay cả ứng viên thông minh nhất, có trình độ nhất cũng có thể phá hủy cơ hội của họ vì sự không chuyên nghiệp của mình.

Người quản lý tuyển dụng coi những gì bạn trình bày, tông giọng và lời nói của bạn như một chỉ số cho thấy bạn sẽ thực hiện tốt như thế nào. Đừng “Ừm hưm” quá nhiều khi trả lời bất kì câu hỏi nào. Hãy dành thời gian để nói rõ ràng lên và hiệu quả hơn. Cố gắng không suy nghĩ và nói cùng một lúc. Đầu tiên, hãy suy nghĩ về câu trả lời của bạn, sau đó mới trình bày nó. Đừng mò mẫm lúc vừa nghĩ vừa nói. Luyện tập trước gương hay cùng với một người bạn có thể giúp bài trình bày của bạn nghe chuyên nghiệp hơn.

Một số tính cách không hòa nhập tốt với người khác

Được rồi, vậy là bạn bắt được từng câu hỏi phỏng vấn, trình bày những đặc điểm tốt nhất của bạn một cách chuyên nghiệp và tránh “con quỷ” kiêu ngạo. Mọi thứ đều hoàn hảo – gần như là vậy. Một số người chỉ là không cảm được nó. Có lẽ tính cách của bạn không phù hợp hoặc đó là một ngày mà người phỏng vấn của bạn bị khó ở. Không có cách nào để buộc chặt một mối quan hệ. Và, nếu ngay từ bắt đầu bạn đã cảm nhận được không khí buổi phỏng vấn có gì đó sai sai, đây có thể là một dấu hiệu cho thấy bạn có nguy cơ bị loại.

Không ai có thể kiểm soát khả năng tương thích. Hoặc là bạn hòa nhập được và tới luôn hoặc ngược lại. Dù bằng cách nào, kịch bản này nằm ngoài tầm kiểm soát của bạn. Một khi bạn kết thúc buổi phỏng vấn, hãy dành thời gian để nhắc nhở bản thân rằng bạn có giá trị đối với lực lượng lao động. Đừng ngừng là chính mình và luôn tiến về phía trước.

Tuyển Dụng Bạch Long Mobile

Tại sao chọn chúng tôi
  • Thu nhập cao, các chính sách thưởng hấp dẫn.
  • Cơ hội thăng tiến và lộ trình rõ ràng, minh bạch.
  • Chế độ hấp dẫn, được tham gia du lịch hàng năm.
  • Môi trường làm việc năng động, chuyên nghiệp, thân thiện, nhiều cơ hội thăng tiến.
  • Được đào tạo và kỹ năng trước khi làm việc.
  • Hưởng đầy đủ các chế độ BHXH theo luật lao động.
  • Chế độ tăng lương hấp dẫn theo thâm niên.