“Tại sao bạn muốn công việc này?” và đây là cách trả lời hay nhất
Đã tìm được câu trả lời hay nhất cho câu hỏi không kém phần kinh điển: “Tại sao bạn muốn công việc này?”
Hầu hết các nhà tuyển dụng khi hỏi câu hỏi này (không hẳn sẽ giống y từng chữ) và các ứng viên dành nhiều thời gian lên chiến lược để có câu trả lời đúng đắn nhất.
Tuy nhiên có một số khó khăn ở đây. Trước hết, liệu có tồn tại câu trả lời tốt nhất cho “Tại sao bạn muốn công việc này?” Liệu một câu trả lời rập khuôn có thể truyền đạt hết những gì mà bạn muốn bày tỏ? Nhà tuyển dụng có thể biết bạn đã lên kế hoạch chuẩn bị cho câu hỏi này, nhưng việc lập kế hoạch cho một câu hỏi “hữu cơ” như thế này sẽ xuất hiện thêm nhiều vấn đề độc đáo của riêng họ.
Trả lời câu hỏi này một cách thành thật sẽ trở nên dễ dàng hơn cho bạn. Tuy vậy, đây là những gì thật sự bạn đang nghĩ đến:
- Tôi cần trả tiền cho hàng tá hóa đơn của mình.
- Đây quả là một công việc ngon với chức danh ấn tượng và tôi muốn được thăng chức.
- Tôi chán với công việc hiện tại của mình.
- Vị trí cũ của tôi đã trở nên thừa thãi ở công ty cũ.
- Tôi không thân với ông chủ hiện tại của mình.
Mặc dù tất cả những điều đó có vẻ đúng, bạn không thể nói chính xác bất kì một câu nào trong số chúng để trả lời trong buổi phỏng vấn. Mặt khác, một câu trả lời chung chung sẽ không có lợi thế hơn là nói sự thật một cách đầy đủ. Bạn muốn trở nên trung thực, đáng nhớ và thực sự nhiệt tình, đồng thời trình bày những lý do bạn là ứng viên phù hợp cho vị trí này. Bạn chỉ không chắc chắn phải làm thế nào để đạt được điều đó.
Vậy phải làm gì để tìm ra câu trả lời cho “Tại sao bạn muốn công việc này?”
Đầu tiên và quan trọng nhất, KHẢO SÁT
Có lẽ bạn đã gửi sơ yếu lý lịch của mình như là một phần của một loạt các sự ứng tuyển mà không có nhiều sự cẩn trọng. Bây giờ cuộc phỏng vấn đã được thiết lập, đã đến lúc biết thêm về công ty và vị trí mà bạn sẽ đảm nhận.
Sự thật là rất nhiều người tìm việc luôn không có thời gian để nghiên cứu đầy đủ mọi công ty mà họ ứng tuyển. Bên cạnh đó, việc này có thể không được khuyến khích đầu tư thời gian cùng nỗ lực vào chuyện nghiên cứu một công ty chỉ để biết rằng bạn không hề được gọi đến phỏng vấn. Tuy nhiên, một khi bạn đã nhận được cuộc gọi phỏng vấn, đã đến lúc thực hiện điều này.
Điều này có nghĩa là nhiều hơn việc bạn chỉ đọc website công ty. Bạn đã có được tên của những người bạn sẽ gặp? Họ là ai? Thông tin của họ có trên website công ty hay không?
Sau khi bạn hoàn thành khảo sát, sử dụng những gì bạn vừa góp nhặt được để suy nghĩ xem điều gì bạn có thể ghi nhớ, điều gì gây hứng thú cho bạn.
Bạn có thể chia chúng ra 3 mảng lớn:
Điều gì khiến bạn yêu thích ở bản thân công ty? Nó có đang giải đáp câu đố mà bạn quan tâm sâu sắc? Đãi ngộ có tốt hơn so với trên thị trường? Họ có đội ngũ nhân viên mạnh mẽ góp phần cải tiến quy trình? Nếu bạn chưa có câu trả lời, hãy tìm kiếm các thông cáo báo chí gần đây và các bài viết liên quan đến công ty. Có điều gì đó khiến bạn hào hứng và nhiệt tình khi làm việc ở đó không?
Vị trí này phù hợp với kinh nghiệm và khả năng của bạn như thế nào? Nếu bạn chưa có một cover letter hai-cột cho vị trí này thì bây giờ là thời điểm tốt để làm điều đó, ngay cả khi nó chỉ giúp bạn chuẩn bị cho cuộc phỏng vấn. Nhìn thấy sự phù hợp trên giấy sẽ cho phép bản thân bạn trình bày hiệu quả hơn.
Làm thế nào để vị trí này phù hợp với con đường sự nghiệp tổng thể của bạn? Bạn sẽ có cơ hội phát triển chuyên nghiệp thông qua đào tạo hoặc huấn luyện, cũng như hợp tác và học hỏi ở những người bạn ngưỡng mộ và tôn trọng? Trong khi bạn đang tìm việc, có thể sẽ khó khăn để ghi nhớ tiền lương và lợi ích sẽ không phải là yếu tố duy nhất trong sự hài lòng lâu dài của bạn. Nếu thành công trong vai trò này là một phần quan trọng trong kế hoạch phát triển chuyên nghiệp của bạn, nhiều khả năng bạn sẽ nỗ lực hết mình và thấy được ý nghĩa đằng sau của những khó khăn.
Hãy thành thật khi xây dựng câu trả lời tốt nhất cho “Tại sao bạn muốn công việc này?”
Sẵn sàng có một ít ý tưởng dựa trên các khảo sát và trải nghiệm của chính bạn, nhưng cũng hãy chú ý đến thời điểm nhé. Điều gì nổi bật dựa trên môi trường phỏng vấn? Bạn có thấy mình được chào đón khi đến đó? Các thành viên trong ban phỏng vấn có một mối quan hệ tuyệt vời, và bạn có cảm thấy bạn sẽ nhanh chóng phù hợp với nó? Xếp những điều này vào trong phản hồi của bạn để cho họ thấy rằng bạn không cố thuộc lòng khi đưa ra câu trả lời, mà phải nói sao cho thật tự nhiên như một cuộc đối thoại bình thường vậy.
Ghi nhớ cuộc phỏng vấn đều dành cả cho bạn và ban phỏng vấn
Bạn đã xem xét lí do tại sao bạn muốn làm việc ở đó và tại sao bạn muốn vị trí này nói riêng. Hãy công bằng và trung thực, nhưng cũng cho họ thấy lí do tại sao bạn là ứng viên tốt nhất trong trả lời của mình. Để đạt được thỏa thuận tốt đẹp trong quá trình tuyển dụng là cả một nghệ thuật hơn cả những lý thuyết khoa học. Nếu bạn hỏi người quản lý tuyển dụng về phản hồi của họ, thường có một yếu tố vô hình liên quan đến người được chọn cho vòng phỏng vấn cuối cùng, và người cuối cùng nhận được công việc. Phản hồi của bạn cho “Tại sao tôi muốn công việc này?” chính là cơ hội để thể hiện với họ lí do tại sao bạn sẽ thấy hào hứng khi được làm việc cùng họ và làm thế nào sự nhiệt tình đó có thể mang lại những gì bạn có thể trao cho công ty.
Cuối cùng, đừng quá gắn bó với những gì bạn đã chuẩn bị
Bạn muốn trả lời trung thực câu hỏi này và có lý do bạn hài lòng với tổ chức này, nhưng hãy nhớ rằng – không có công việc nào là lý tưởng 100% và bạn không có vị trí này cho đến khi bạn chấp nhận lời đề nghị. Tạo sự cân bằng giữa sự nhiệt tình cho một cơ hội và khả năng chấp nhận rằng bạn có thể không phải là người được chọn.
Nếu vì lí do nào đó mà bạn không nhận được công việc, hãy nhắc lại sự nhiệt tình của bạn đối với nhiệm vụ của nhóm và công ty trong một lời cảm ơn – nó cho phép bạn để lại ấn tượng tốt. Sau đó, tiếp tục. Sự chuẩn bị và suy ngẫm của bạn sẽ chỉ có lợi cho bạn trong tương lai – và bạn sẽ có thêm thông tin để thúc đẩy câu trả lời của bạn trong cuộc phỏng vấn tiếp theo.
Tuyển Dụng Bạch Long Mobile