Quy trình để giải quyết vấn đề một cách hiệu quả
Nhìn nhận vấn đề từ nhiều khía cạnh khác nhau
Để tìm ra một hướng để giải quyết vấn đề chính xác nhất, đầu tiên bạn hãy nhìn nhận lại và phân tích vấn đề. Xem xét nhiều vấn đề khác nhau, từ đó bạn sẽ biết cách vấn đề đang xảy ra. Nếu vấn đề này quá quan trọng, ảnh hưởng đến toàn bộ dự án, cần giải quyết gấp thì bạn giải quyết nhanh chóng. Ngược lại, các vấn đề không cần thiết thì cũng không nên phí công sức, thời gian.
Tìm ra được nguồn gốc và phân tích một cách khách quan
Nguồn gốc xảy ra từ đâu, thời gian như nào, địa điểm ở đâu thì phân tích theo một cách khách quan. Hiểu được rõ nguyên nhân thì cũng sẽ tìm được kết quả dễ dàng, chính xác.
Khi giải quyết vấn đề thì cũng phải có một cái nhìn khách quan, nhìn rõ tình hình chung, không nên nhìn vào phiến diện của bản thân. Việc tìm hiểu nguồn gốc và phân tích cũng nên diễn ra cẩn thận, không nên quá vội, và phải có một cái nhìn tổng thể để tìm ra được một hướng giải quyết phù hợp.
Xác định được người chịu trách nhiệm chính
Khi tìm được nguyên nhân vấn đề tư đầu sẽ cũng có được nhiều cái nhìn đa chiều, bạn cần phải xác định được người phải chịu trách nhiệm về vấn đề và giúp công việc được xử lý một cách tốt nhất. Tránh những trường hợp, ai cũng có thể tham gia vào việc giải quyết vấn đề, gây ra những mâu thuẫn không đáng, sự cố nghiêm trọng.
Đánh giá, lựa chọn phương pháp phù hợp
Nếu chọn giải pháp sai sẽ làm cho các vấn đề trở nên nghiêm trọng hơn. Liệt kê các vấn đề cần phải giải quyết, đánh giá mức độ thành công của từng cách giải quyết, cuối cùng cho ra giải pháp phù hợp nhất. Cũng là một bước quan trọng, nên cần cẩn trọng để tìm ra hướng giải quyết.
Thực thi giải pháp
Phần lớn các vấn đề xảy ra cần phải xử lý càng nhanh càng tốt, để tránh những hệ lụy không đáng trong thời gian quá dài. Đây được xem là bước giải quyết vấn đề có nhanh hay không ? Nếu các bước trên là tốt nhưng đến bước thực thi giải pháp không được trọn vẹn, xuất hiện nhiều vấn đề khác. Đồng thời, người thực hiện cũng phải chủ động để xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện.
Theo dõi và đánh giá kết quả hành động
Khi giải quyết vấn đề, bạn nên xem xét và đánh giá kết quả của vấn đề. Nếu các vấn đề được giải quyết một cách êm đẹp thì bạn đã thành công trong việc xử lý vấn đề. Ngược lại, giải quyết vấn đề sai thì bạn phải theo dõi và tìm ra một phương án khắc phục kịp thời.