Phải làm gì khi nhận được nhiều hơn một lời đề nghị làm việc?
Nếu đặt hai lời mời làm việc trên cùng một cái cân, bạn sẽ lựa chọn công việc nào?
Điều này thường xuyên xảy ra nhiều hơn bạn nghĩ, hai hoặc nhiều lời mời làm việc đến cùng một lúc, mỗi công việc đều có những lợi ích, mức lương và đãi ngộ hấp dẫn khác nhau. Nhưng bạn nên lựa chọn công việc nào thì mới đúng?
Nhiều chuyên gia cho rằng đây là một quyết định cực kỳ cá nhân, một quyết định mà không ai có thể thực sự hướng dẫn bạn được. Nhưng vẫn còn có một số lời khuyên và đề xuất sau đây có thể giúp bạn dễ dàng đưa ra quyết định cuối cùng của mình.
Đừng mặc định lựa chọn công việc có mức lương cao nhất
Được rồi, một công việc với mức lương cao luôn thu hút nhiều sự chú ý và xem xét của chúng ta hơn. Xét cho cùng, vẫn còn rất nhiều yếu tố đáng để chúng ta suy xét ngoài vấn đề tiền lương. Công việc được trả lương cao nhất có thể không phải là công việc tốt nhất. Nhìn vào các đãi ngộ, tổng lương và lương cơ bản, chế độ tăng lương, kỳ nghỉ… Cuối cùng, rất có thể công việc với lương cơ bản thấp nhất lại có mức thưởng cao nhất thì sao?
Đừng để tình trạng thất nghiệp là động lực lựa chọn công việc
Đúng là như vậy, thất nghiệp thật sự tồi tệ vì bạn phải xoay sở đủ các thể loại hóa đơn một cách khó khăn. Nhưng lựa chọn một lời mời làm việc dựa trên điều này có thể dẫn đến thảm họa đấy. Sự tuyệt vọng khiến con người đưa ra những lựa chọn kém và bỏ bê các lựa chọn liên quan khác. Nếu bạn không xem xét từng đề nghị một cách chi tiết và đưa ra quyết định một cách vội vàng thì bạn có thể bỏ lỡ cơ hội thật sự tốt hơn cho mình.
Đặt câu hỏi và nhận lời khuyên từ bạn bè
Những người bạn có thể là nguồn tư vấn tuyệt vời cho bạn trong những trường hợp như vậy. Hỏi họ về tất cả các kinh nghiệm liên quan khi đưa ra quyết định lựa chọn công việc, họ đã bắt đầu từ đâu trong quá trình đàm phán và hỏi xem liệu bạn có đang sở hữu những thỏa thuận công bằng hay không. Cái nhìn khách quan thường sẽ thấy được những cơ hội tiềm năng trong bất kỳ lời mời công việc nào.
Dành thời gian suy nghĩ trước khi đưa ra quyết định
Đừng bao giờ chấp nhận bất kỳ một lời mời làm việc nào ngay lập tức. Thay vào đó, bạn hãy nói với NTD rằng bạn cần thời gian suy nghĩ và xem xét kỹ hơn trước khi đưa ra câu trả lời. Hãy dành thời gian để suy xét tất cả các lựa chọn mà bạn đang có. Xem xét thời gian đi lại, các chi phí liên quan đến từng công việc. Nếu lựa chọn công việc với mức lương khởi điểm thấp thì thời gian tăng lương có nhanh hay không? Đó có phải là môi trường làm việc mà bạn thực sự muốn? Mất bao lâu để đến công ty từ nơi ở? Những câu hỏi này chỉ là một phần cho quyết định lựa chọn phù hợp nhất. Một khi quyết định của bạn được đưa ra, suy xét nó lại một lần nữa sau một đêm trùm chăn đi ngủ. Nếu bạn vẫn không muốn thay đổi quyết định, hãy chốt với lựa chọn đó nhé.
Hãy “thử” trước
Nếu bạn không thể dễ dàng đưa ra quyết định, hãy xem liệu bạn có thể được trải nghiệm môi trường làm việc tại tổ chức trước khi có thể lựa chọn hay không. Một số công ty cho phép các ứng viên tiềm năng tham gia tour du lịch, trải qua các loại định hướng và chứng kiến những nhân viên khác làm việc trong công ty. Có thể xem trực tiếp các hoạt động diễn ra bên trong công ty giúp bạn phần nào trong việc đưa ra quyết định cuối cùng. Nếu được, hãy hỏi các nhân viên khác cảm nghĩ của họ khi làm việc tại công ty, những lý do mà họ gắn bó tại nơi đây để có thêm nhiều lời khuyên hơn.
“Dính chặt” với quyết định của bạn
Khi bạn quyết định chấp nhận đề nghị công việc nào, đừng từ bỏ nó cho đến khi bạn làm việc ít nhất là 6 tháng. Chẳng có con đường sự nghiệp nào là dễ dàng cả. Cố gắng điều chỉnh kinh nghiệm làm việc của bạn để xem xét nếu có bất kỳ thay đổi nào sau đó. Đừng quyết định lựa chọn rồi từ bỏ sau 1, 2 tháng làm việc. Nhảy việc quá nhiều nhất là đối với những bạn mới ra trường là điều không quá tốt nên hãy suy nghĩ thật kỹ trước khi đưa ra bất kỳ một quyết định nào nhé.
Tuyển Dụng Bạch Long Mobile