Những điều cần nhớ trước khi đàm phán
Coi đàm phán như việc tự nguyện: phải coi việc này như không bị ép buộc một người đàm phán. Đàm phán chỉ được diễn ra khi cả 2 bên đồng ý đàm phán.
Không ai cho ai cái gì: mục tiêu đàm phán là đạt được thứ mà mình mong muốn. Vì thế, không cần phải suy nghĩ mình là người chịu thiệt.
Không nên tìm cách áp đảo đối phương: ai cũng mong muốn đạt được mục đích của mình trong đàm phán, nhưng bạn không nên áp đảo đối phương. Vì đối phương sẽ không cảm thấy thoải mái, và họ sẽ sẵn sàng từ chối đàm phán ngay lập tức.
Không đàm phán trong trực giác: để đàm phán thành công thì bạn nên dựa vào những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm thực tế của mình, không dựa vào trực giác của bản thân.
Đặt góc nhìn ở đối phương: nếu đàm phán được diễn ra nhiều lần với đối tác thì mình cũng nên đặt bản thân vào đối phương, và nhìn vào quan điểm của họ. Khi hiểu được họ muốn gì, suy nghĩ gì thì việc đàm phán gì cũng trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.
Dựa vào quan điểm của chính của đối tác: khi đối phương là người khó mà có thể thuyết phục thì bạn phải nhấn mạnh vào quan điểm của họ. Đồng thời, cũng nâng cao vị thế của mình trong đàm phán hơn, như vậy thì mới có thể gây ấn tượng với đối phương, và dễ dàng đạt được mục tiêu công việc hơn.
Không đạt được thỏa thuận nhưng không phải là kết quả xấu: việc không đạt được thỏa thuận cũng có thể là may mắn với bạn, không phải cuộc đàm phán nào cũng đem lại một kết quả hài lòng cho đôi bên.
Thời gian có thể sẽ ảnh hưởng đến kết quả đàm phán: có một số thời điểm vàng trong đàm phán, vì vậy thời gian cũng có thể sẽ ảnh hưởng “không ít thì nhiều” đến kết quả. Tùy vào nội dung, tính chất, thời gian đàm phán là hoàn toàn khác nhau.
Kết quả đàm phán có thể bị ảnh hưởng bởi người đại diện: người đại diện trong buổi đàm phán rất quan trọng. Không chỉ vì kỹ năng chuyên môn, mà bạn nên xem thử người đại diện có thật lòng hay không ? Ngược lại, nếu như người đại diện là người thân quen, có mối quan hệ tích cực, thì có thể kết quả buổi đàm phán sẽ vượt xa mong đợi.