Làm sao để có thể phát triển kỹ năng giao tiếp ?
Lắng nghe những điều tích cực
Giao tiếp là sự trò chuyện giữa 2 người, vì vậy hãy rèn luyện và phát triển kỹ năng này bằng cách lắng nghe nhiều hơn. Không dừng ở lại việc lắng nghe mà mình còn phải hiểu được những gì mà đối phương nói.
Quan sát và kết hợp chung ngôn ngữ cơ thể
Giao tiếp bằng lời nói thì chưa đủ, hãy dùng thêm những cử chỉ, hành động và biểu cảm sẽ góp phần làm cho đối thoại trở nên đa dạng hơn. Kết hợp chung với khả năng quan sát và ngôn ngữ giúp người nghe thoải mái và thân thiện hơn rất nhiều. Tuy nhiên, cũng phải biết tiết chế và thể hiện một cách tinh tế để cho người nghe không bị khó chịu.
Thân thiện trong giao tiếp
Là điều vô cùng cần thiết, giúp bạn có nhiều cơ hội để có thể trò chuyện với nhiều người xung quanh. Khi bản thân mình trở nên thân thiện thì đây cũng là một việc nhỏ trong kỹ năng giao tiếp.
Luôn thoải mái và tự tin
Trong bất kỳ hoàn cảnh nào, tự tin sẽ giúp bạn vượt qua những vấn đề khó khăn nhất. Từ đó mình cũng có thể thoải mái tự tin thể hiện ý kiến của mình, phải chắc chắn được mình hiểu được gì, làm gì, chuẩn bị những kiến thức gì. Điều này, khẳng định bạn phải là người rèn luyện, học hỏi để bản thân mình trở nên tự tin hơn.
Sự đồng cảm trong giao tiếp
Đồng cảm là việc bạn đặt bản thân vào suy nghĩ của người khác, cảm nhận và thấu hiểu được họ. Trong cuộc giao tiếp phải có cần sự đồng cảm giữa 2 người để hiểu hơn về câu chuyện của nhau. Khi bạn đã đồng cảm được với họ thì việc lắng nghe người khác là chuyện vô cùng đơn giản.
Tôn trọng người lắng nghe
Hãy học cách chủ động lắng nghe, không áp đặt đối phương phải cùng với suy nghĩ của mình. Cũng giống như tôn trọng đối phương bằng cách rèn luyện kỹ năng giao tiếp. Khi học được cách giao tiếp thì việc giải quyết những tranh chấp, mọi việc đều có thể giải quyết.
Cởi mở tư duy của mình
Cởi mở tư duy cũng giống với việc thấu hiểu, đồng cảm lắng nghe đối phương, cởi mở những câu chuyện, kiến thức, từ đó bạn sẽ rèn luyện nâng cao kỹ năng giao tiếp của mình, nó còn củng cố thêm việc giao tiếp của mình được cải thiện.
Hiểu và tìm ra được điểm chung của nhau
Một cuộc trò chuyện, đối thoại nào cũng phải có mục tiêu của 2 bên. Vì thế, phải hiểu và chia sẻ được với nhau về những điểm chung trong cuộc trò chuyện. Điều này sẽ làm cho đối phương muốn lắng nghe, hiểu và đưa ra giải pháp hơn.
Trả lời ngắn gọn nhưng đủ ý
Đã có rất nhiều người không để ý đến âm lượng và ngữ điệu trong cuộc trò chuyện. Một người có kỹ năng giao tiếp phải kiểm soát được lời nói và âm lượng của mình. Mỗi mục đích, mỗi nội dung khác nhau sẽ có cách truyền đạt khác nhau. Cứ trải nghiệm thật nhiều để rút ra kinh nghiệm cho bản thân của mình.
Trình bày trôi chảy
Nói không quá dài, không đúng trọng tâm của cuộc trò chuyện khiến người nghe thường rất mệt mỏi và không được thoải mái. Điều này cũng sẽ dẫn đến bản thân thiếu tự tin trong giao tiếp hơn rất nhiều. Để trình bày lưu loát, trôi chảy thì cần phải rèn luyện thật nhiều, và có kinh nghiệm trong công việc, kỹ năng sống, đọc sách nhiều.
Sẵn sàng trả lời những câu hỏi
Để cuộc trò chuyện không bị bỏ ngang, thì việc đặt câu hỏi cũng là cách để kéo dài cuộc trò chuyện hơn. Trong giao tiếp, thì việc đặt câu hỏi khiến cho người khác sẵn sàng chia sẻ những câu chuyện cá nhân mà mình muốn biết. Người mà thường xuyên đặt ra những câu hỏi đóng thường là những người có kỹ năng giao tiếp rất kém. Tệ hơn là họ không muốn giao tiếp với mình.
Phong cách ăn nói chuyện
Khi có cơ hội tiếp xúc với nhiều nhóm đối tượng khác nhau, bạn cần phải linh hoạt trong việc điều chỉnh phong cách cho phù hợp với nhiều nhóm đối tượng khác nhau. Không chỉ thế, giao tiếp với nhiều người có tính cách khác nhau thì cần phải lựa chọn cách thức nói chuyện khác để phù hợp hơn.