Kinh nghiệm để phỏng vấn thành công dành cho thực tập sinh Marketing

Để bắt đầu làm việc tại doanh nghiệp thì sinh viên Marketing bắt buộc phải thực tập. Công việc thực tập sẽ giúp bạn có cơ hội tiếp cận thực tiễn và hoàn thiện kỹ năng. Vậy thì thực tập sinh Marketing cần làm gì? Và làm cách nào để thu hút nhà tuyển dụng là điều được quan tâm hàng đầu. Bài viết này sẽ giải đáp cặn kẽ cho bạn!
I. Khái niệm thực tập sinh Marketing

Marketing là một trong những ngành nghề hấp dẫn hiện nay. Thực tập sinh Marketing sẽ làm về truyền thông, tiếp thị với những mảng cụ thể như: lên chiến lược, viết Content Marketing, chạy quảng cáo, SEO website, thiết kế. Và thực tập là con đường duy nhất cho bạn kinh nghiệm và mở ra con đường làm nhân viên chính thức.
Vậy thì sinh viên có thể thực tập khi nào? Đối với những ngành học kỹ thuật thì sinh viên năm cuối mới có đủ kiến thức để thực tập. Tuy nhiên với ngành Marketing, các bạn vẫn có thể thực tập ngay từ năm 2, 3 ở những lĩnh vực như Content, SEO,… Bởi vì nó không đòi hỏi tính chuyên môn quá cao, không yêu cầu kinh nghiệm và sẽ được hướng dẫn từ đầu khi thực tập. Thực tập sớm sẽ giúp bạn định hướng ngành nghề tốt hơn và tích lũy nhiều kinh nghiệm làm việc.
II. Mô tả công việc của thực tập sinh Marketing
1. Thu thập các số liệu về dự án Marketing
Để một dự án thành công thì bao giờ việc nghiên cứu thị trường, thu thập số liệu cũng phải thực hiện đầu tiên. Các số liệu về dự án có thể là như cầu của thị trường, lượng người truy cập, hay số liệu từ những dự án cũ tại doanh nghiệp. Đây sẽ là cơ sở cho việc định hướng và lên chiến lược phát triển dự án phù hợp nhất.
2. Nghiên cứu các hoạt động Marketing của đối thủ
Hiện nay, thị trường Marketing đang cạnh tranh nhau rất gay gắt. Để có thể đánh bại đối thủ thì cần phải biết họ đang làm những gì hay có ưu, nhược điểm gì. Nghiên cứu đối thủ là tìm hiểu quy trình hoạt động, cách thức làm việc hoặc những điểm họ còn thiếu sót. Việc này giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh và đạt hiệu quả tốt nhất.
3. Hỗ trợ các công việc hằng ngày của phòng Marketing
Không chỉ riêng Marketing mà bất kỳ phòng ban nào cũng sẽ có rất nhiều công việc cho bạn làm. Những việc đó có thể là sắp xếp hồ sơ, khảo sát thị trường, rà soát lỗi,… Bạn nên nhiệt tình hỗ trợ đồng nghiệp và tạo dựng mối quan hệ tốt với họ. Từ đó không chỉ giúp bạn thành thạo công việc hơn mà còn được người khác quý mến.
4. Quản lý và phân phối các tài liệu của phòng Marketing
Quản lý tài liệu tốt sẽ giúp dễ dàng trong khâu kiểm tra, tìm kiếm. Ở mỗi cuộc họp, các nhân viên cần tài liệu để theo dõi và bạn sẽ đảm nhận khâu này. Việc này không quá khó nhưng yêu cầu bạn phải tỉ mỉ và cẩn thận.
5. Hỗ trợ các công việc truyền thông của doanh nghiệp
Tất nhiên thực tập sinh Marketing sẽ làm những công việc liên quan đến truyền thông, quảng cáo trực tuyến. Không những thế, với những dự án Marketing truyền thống cần một lượng lớn nhân lực sắp xếp, hỗ trợ thì bạn có thể giúp sức. Điều này giúp bạn tạo ấn tượng tốt với doanh nghiệp và tăng khả năng được nhận chính thức.
III. Yêu cầu dành cho thực tập sinh Marketing
– Có kiến thức chuyên môn: kiến thức chuyên môn không những tạo ra sự khác biệt với các thực tập sinh (Intern) khác mà còn giúp bạn học hỏi nhanh hơn. Kiến thức chuyên môn này sẽ được học ở trường lớp và tự đúc kết trong cuộc sống. Những thứ bạn học ở trường giờ đây sẽ được thực hành.
– Có niềm đam mê công việc, tinh thần ham học hỏi: đương nhiên công việc nào cũng cần có đam mê. Đây chính là thứ giúp bạn gắn bó với nghề lâu hơn và vượt qua những khó khăn khi làm việc. Tiếp theo là tinh thần ham học hỏi, bạn thể không giỏi nhưng nhất định phải tích cực tiếp thu kiến thức và đúc kết kinh nghiệm cho bản thân. Chỉ có như vậy mới giúp bạn gắn bó lâu dài với mục tiêu mình đã chọn.
– Kỹ năng giao tiếp tốt: kỹ năng giao tiếp sẽ giúp ích rất nhiều trong cuộc sống và công việc. Việc vận dụng kỹ năng giao tiếp giúp bạn trở nên hòa đồng và có thêm nhiều mối quan hệ. Đồng thời, bạn sẽ được nhiều người giúp đỡ và học hỏi thêm nhiều thứ.
– Khả năng ngoại ngữ: thực tập sinh Marketing phải tiếp xúc với Google Ads, Facebook Ads, Landing Page và một số công cụ ngoài nước khác nên có ngoại ngữ là một lợi thế. Điều này giúp bạn có thể am hiểu các công cụ tiếp thị và học hỏi nhanh hơn.
– Khả năng tin học văn phòng: Marketing truyền thống hay trực tuyến đều phải sử dụng công cụ máy tính. Vì thế nếu không chuyên thì bạn phải biết sử dụng cơ bản để hỗ trợ cho công việc. Và tin học văn phòng cũng là một bộ môn được giảng dạy ở trường nên nó rất cần thiết trong cuộc sống.
IV. Kinh nghiệm để phỏng vấn thành công thực tập sinh Marketing
1. Tạo CV gây ấn tượng
CV là thứ đầu tiên nhà tuyển dụng thấy được ở bạn. Và liệu rằng cánh cửa thực tập có mở ra hay không là do ở bước này. CV sẽ phải chứa đầy đủ những thứ nhà tuyển dụng cần như: thông tin cá nhân, trình độ học vấn, mục tiêu, kinh nghiệm làm việc, kỹ năng.
Để một CV thu hút thì phải được thiết kế đẹp mắt, rõ ràng. Những thông tin trong CV phải chân thật và đánh trúng vào yêu cầu của nhà tuyển dụng. Đi kèm với CV, bạn nên viết một bức thư xin việc với từ ngữ lịch sự, thể hiện thái độ cầu tiến.
2. Chuẩn bị kỹ trước khi tham gia phỏng vấn
Trước khi phỏng vấn, bạn nên luyện tập trước các bộ câu hỏi thường gặp. Bên cạnh đó, một tinh thần tự tin thoải mái, trang phục lịch sự, tóc tai gọn gàng là một điểm cộng.
Điều này sẽ giúp buổi phỏng vấn diễn ra suôn sẻ hơn và nhà tuyển dụng cũng phần nào đánh giá được con người bạn. Chính điểm này sẽ giúp bạn vượt qua các ứng viên nhờ ấn tượng ban đầu.
3. Tìm hiểu kỹ lưỡng về doanh nghiệp
Hầu hết nhà tuyển dụng đều muốn ứng viên có kiến thức cơ bản và chịu tìm hiểu sơ lược về doanh nghiệp mình. Thông tin này có thể là ngày thành lập, lĩnh vực kinh doanh, thành tựu đạt được. Từ sự chuẩn bị chu đáo, họ sẽ thấy được sự nhiệt tình, ham học hỏi của bạn.
4. Lựa chọn có lương hay không lương
Các bạn thực tập sinh thường sẽ không có hứng thú với các công việc lương thấp hoặc chẳng có lương. Tuy nhiên, bạn nên nhớ, thời điểm thực tập là lúc bạn cần kinh nghiệm. Và đó là thứ mang lại thu nhập cho bạn về sau này. Đánh giá một công việc thực tập tốt hay không phải dựa vào lương bổng mà là quy trình đào tạo, môi trường làm việc và bạn sẽ học được những gì.
Tuy nhiên, nếu bạn đã có một chút kinh nghiệm và thế mạnh so với những ứng viên khác thì có thể chủ động tìm kiếm công việc thu nhập 2-3 triệu đồng hoặc chủ động deal lương khi phỏng vấn.
5. Tác phong làm việc chuyên nghiệp
Có thể bạn đã nghe nói thái độ quan trọng hơn trình độ. Thái độ là thứ giúp bạn dễ dàng thăng tiến trong công việc. Khi mà ngoài kia trình độ ai cũng giống nhau thì thái độ đem lại cho bạn sự khác biệt và khiến người khác có lòng tin ở bạn. Vì thế, bạn cần có thái độ tốt, chăm chỉ, biết chịu trách nhiệm và chân thành.
6. Hòa nhập với văn hóa công ty
Cho dù bạn có giỏi đến mấy nhưng không hòa nhập được với văn hóa công ty thì có thể sớm bị đào thải. Vậy việc hòa nhập quan trọng đến mức nào? Công ty sẽ là thứ gắn bó với bạn hầu hết thời gian và là nơi để bạn thể hiện năng lực. Vì thế hãy cố gắng học hỏi, hòa nhập vào nó để mỗi ngày làm việc là một ngày ý nghĩa. Bên cạnh đó, bạn cũng nên hòa đồng với đồng nghiệp vì họ sẽ giúp đỡ cho bạn trong thời gian sắp tới.