Học cách lắng nghe trong công việc
Lắng nghe là một trong những kỹ năng quan trọng giúp bạn phát triển sự nghiệp cũng như giúp bạn tốt hơn trong cuộc sống.
Dù có thể bạn biết kỹ năng lắng nghe thật sự quan trọng. Nhưng không phải ai hiểu rõ khả năng lắng nghe của bản thân. Nhiều trường hợp bạn được bạn bè chia sẻ lo lắng của họ và phản hồi bằng cách an ủi họ. Nhưng thật chất bạn vẫn chưa hiểu được sâu vấn đề mà người nói đang muốn chia sẻ hoặc giúp họ giải quyết được vấn đề. Có thể thấy, lắng nghe thôi vẫn chưa đủ mà còn phải học được các lắng nghe hiệu quả.
1. Hiểu phong cách lắng nghe
Để có một phương pháp lắng nghe hiệu quả. Trước tiên bạn nên biết bạn thuộc kiểu lắng nghe nào trong những phong cách lắng nghe phổ biến:
– Nghe phân tích nhằm mục đích phân tích một vấn đề một cách khách quan
– Nghe kết nối nhằm mục đích xây dựng quan hệ và hiểu thông điệp cảm xúc phía sau
– Nghe phản biện nhằm đánh giá độ đáng tin của cả câu chuyện và người kể chuyện
– Nghe trách nhiệm nhằm nắm bắt thông tin để truyền tải lại hiệu quả như thể một nhiệm vụ
Xác định được phong cách lắng nghe giúp bạn linh hoạt theo dõi từng câu chuyện, đối tượng giúp bạn phát huy năng lực nghe.
2. Hiểu lý do lắng nghe
Lý do bạn lắng nghe có thế là để nhận thông tin, tránh xung đột, thu hút sự chú ý, giúp đỡ người khác hay đơn giản là để giải trí,… Sau đó bạn sẽ nhận định được người nói đang tìm kiếm những phản hồi trung thực, sự phân tích chuyên sâu hay một kết nối cảm xúc,…mà phản hồi phù hợp với từng tình huống.
Khi nhận thức được lý do, chúng ta sẽ lựa chọn đúng phong cách lắng nghe phù hợp. Giúp bạn hiểu và lắng nghe hiệu quả hơn, tránh bị ảnh hưởng bởi những câu chuyện tiêu cực.
3. Hiểu thói quen lắng nghe
Tùy vào tình huống cũng như môi trường mà bạn sẽ có thói quen lắng nghe. Nhạy bén khi lắng nghe, và nhảy số để giải quyết công việc có thể sẽ hiệu quả trong công việc. Nhưng trong trường hợp một người bạn đang tìm kiếm sự đồng cảm thì sẽ không phát huy hiệu quả được.
Nếu chỉ nhìn nhận các câu chuyện như một nhiệm vụ thu thập thông tin để giải quyết vấn đề. Bạn có thể mất đi nhiều cơ hội hiểu rõ hơn về các quan điểm và suy nghĩ mọi người với nhau. Trong những tình huống này cần sự giúp đỡ về tình cảm, nếu như vấn bạn nghĩ vấn để chỉ cần giải quyết bằng câu nói “không sao, mọi chuyện sẽ ổn ấy mà” thì chẳng khác gì một sự lắng nghe hời hợt.
4. Xác định đối tượng của cuộc trò chuyện
Muốn hiểu câu chuyện đang nói về một ai đó, bạn cần hiểu được thông điệp mà người nói chuyện muốn truyền tải. Một câu chuyện thường mong muốn có phản hồi giữa người nói và người nghe. Nhưng một số câu chuyện sẽ khiến người nghe vì sự lịch sự mà đổi chủ đề của cuộc trò chuyện.
5. Lựa chọn biện pháp lắng nghe
Rèn luyện thành công lắng nghe hiệu quả sẽ giúp bạn củng cố các mối quan hệ ngày một tốt hơn. Điều này về lâu dài sẽ giúp mở rộng các đề tài mà người khác có thể chia sẻ với bạn. Bạn có thể được người khác tiết lộ những gì bí mật quan trọng với họ. Nhờ vậy, bạn nắm được trọng tâm câu chuyện và hiểu được bạn có thể giúp gì cho họ và xây dựng mối liên kết đáng tin hơn. Đó cũng là một kỹ năng giúp bạn giải quyết vấn đề hiệu quả về sau ở nơi công sở.
Tuyển dụng Bạch Long Mobile