Hiểu hơn về 4P trong Marketing truyền thống

Sản phẩm – Product

Sản phẩm ở đây có thể hiểu hơn là hữu hình hoặc vô hình. Chiếc lược sản phẩm thì tập trung vào thiết kế, tạo ra sản phẩm làm sao để có thể đáp ứng với nhu cầu sử dụng khách hàng, có thể giải quyết được vấn đề, thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Ngoài ra, còn phải tung ra sản phẩm một cách độc đáo, khác biệt với các sản phẩm khác trên thị trường, mới có thể thu hút được nhiều khách hàng. 

Để có làm được điều này thì bạn cần nghiên cứu khách hàng, người tiêu dùng, thị trường khách hàng một cách kỹ càng. Từ đó thực hiện các chiến lược sản phẩm thông qua như: tên sản phẩm, hình ảnh thiết kế bao bì, sản xuất và lên kế hoạch để tung sản phẩm ra thị trường.

Ngoài ra, mình còn phải xác định được dòng sản phẩm của doanh nghiệp đang ở giai đoạn nào vòng đời sản phẩm để tìm ra một chiến lược phù hợp. Từng giai đoạn như: Giới thiệu sản phẩm – phát triển sản phẩm – sản phẩm trưởng thành – Thoái trào.

Giá cả – Price

Đây là một trong những P vô cùng quan trọng ảnh hưởng đến việc khách hàng có quyết định mua hàng của mình hay không. Giá phải liên quan chặt chẽ với các chiến lược kinh doanh sản phẩm, vì nó có liên quan đến chi phí sản xuất và chiến lược định vị sản phẩm trên thị trường. Dưới đây là 3 chiếc lược có thể tham khảo qua:

  • Định giá thâm nhập: Định một mức giá thấp nhất so với thị trường để thu hút khách hàng, bán được hàng trong thời gian đầu.
  • Định giá hớt vàng: định mức giá cao, cao nhất cho sản phẩm thị trường, thường thì các sản phẩm cao cấp, hàng hiệu thì thường sử dụng phương pháp này. 
  • Định giá trung lập: thiết lập mức giá ngang với mức giá thị trường.

Ngoài ra, Marketer cũng phải nghiên cứu mức giá làm sao cho phù hợp để tìm được khách hàng mục tiêu, sẵn sàng chi trả cho sản phẩm, vì thế phải tìm ra một chiếc lược định giá phù hợp.

Phân phối – Place

Để sản phẩm đến được tay của người tiêu dùng thì cần phải truyền thông qua nhiều kênh khác nhau, và phân bổ làm sao cho hợp lý. Marketer phối hợp chung với bộ phận Logistic để tìm ra chiếc lược kênh phân phối sao cho thuận tiện với việc chuyển hàng hóa từ nơi sản xuất đến các đại lý, sỉ, nhà bán lẻ. Đồng thời, tiện lợi cho khách hàng có thể mua sản phẩm tiện lợi hơn rất nhiều.

Có một số điểm khác cần quan tâm đến chiến lược kênh phân phối là không gian cửa hàng, sắp xếp hàng hóa, đảm bảo sự sẵn có của hàng hóa, các dịch vụ đi kèm với cửa hàng. Các chiến lược phân phối đang được doanh nghiệp sử dụng nhiều nhất hiện nay: phân phối rộng khắp, chiến lược phân phối độc quyền, chiến lược phân phối chọn lọc, chiến lược nhượng quyền.

Xúc tiến thương mại – Promotion

Chiến lược xúc tiến thương mại là chiến lược quan trọng, thông qua chiến lược này  mà khách hàng có thể nhận biết được sản phẩm của mình. Vì nó tập trung đưa hình ảnh sản phẩm và thương hiệu của doanh nghiệp đến khách hàng qua các phương tiện truyền thông, các kênh bán hàng.

Tại sao chọn chúng tôi
  • Thu nhập cao, các chính sách thưởng hấp dẫn.
  • Cơ hội thăng tiến và lộ trình rõ ràng, minh bạch.
  • Chế độ hấp dẫn, được tham gia du lịch hàng năm.
  • Môi trường làm việc năng động, chuyên nghiệp, thân thiện, nhiều cơ hội thăng tiến.
  • Được đào tạo và kỹ năng trước khi làm việc.
  • Hưởng đầy đủ các chế độ BHXH theo luật lao động.
  • Chế độ tăng lương hấp dẫn theo thâm niên.