Giúp bản thân thoát khỏi sự nhàm chán trong công việc
Rất nhiều người đã từng thấy mình bị mắc kẹt với một công việc không hề mong muốn, khi đang tìm kiếm bến đỗ mơ ước. Ngày dường như dài lê thê khi ta làm việc với cảm giác đang “sập bẫy”. Sự bực tức ngấm dần vào tâm trí. Và sẽ vô cùng dễ hiểu nếu cả ngày bạn đều bị ám ảnh bởi suy nghĩ “Cho tôi thoát ra khỏi chỗ này đi!”.
Sự phản kháng sẽ chỉ khiến sự việc tệ hơn. Bài học lớn mà nhiều người đã nghiệm được chính là nên nỗ lực mọi cách tìm ra được mục tiêu khiến bạn “phải lòng” công việc một lần nữa. Cảm nhận lại những nhiệt huyết và động lực trong bản thân, gỡ rối cho chính mình rồi tiến lên phía trước. Một khi đã giải câu đố khó, cánh cửa hứa hẹn tương lai tốt đẹp sẽ mở ra cho bạn.
“Kiềm chế cơn tức giận như thể bạn đang ngậm thuốc độc và chờ kẻ thù chết đi“
Không rõ ai là người đầu tiên thốt ra câu nói trên, tuy nhiên có vẻ nó khá đúng trong hoàn cảnh này. Điều nên làm trước nhất trong những việc cần thực hiện đầu tiên là giải quyết thứ đã khiến bạn ghét bỏ công việc hiện tại.
Hãy khám phá chúng. Cách ly sự bực tức, và bạn sẽ quyết định được điều mình thích. Đôi khi, khả năng nhận thức đâu là thứ khiến bản thân thấy đủ cũng giúp bạn nhận diện các lựa chọn. Bạn không thích chính công việc, hay đạo đức công ty, hoặc ngành nghề mình đang làm. Dù đó là gì, phải hiểu được vấn đề thực sự. Chúng là cảm xúc của bạn và hãy vận dụng đúng trí tuệ cảm xúc để có cách hành xử thích hợp. Chúng sẽ nhấn chìm hay châm ngòi nổ để thức tỉnh bản năng bên trong giúp bạn tạo ra sự thay đổi?
Nếu có thể xác định điều thực sự làm phiền mình, ít nhất bạn sẽ không còn ném thái độ bực dọc ra xung quanh nữa. Khi đầu óc dịu lại trước thực tế, bạn hoàn toàn có thể lựa chọn giải pháp mới.
Bạn đang chạy theo quy tắc của ai?
Bất cứ khi nào bạn thấy mình bị mắc kẹt với điều gì đó, chính là vì bạn không cho phép bản thân thể hiện nhu cầu. Cần tìm cách thoát khỏi những mong muốn của người khác.
Hãy lưu ý nếu thấy những câu như “Tôi không thể… bởi vì…” chực chờ trong đầu mình. Cẩn thận cân nhắc xem suy nghĩ đó đúng hay sai? Bạn nghe thấy chúng giống cách nói của ai? Bạn không cần phải quay lại, lục lọi mọi thứ xảy ra trong quá khứ cùng lý do vì sao mình cảm thấy yếu kém, bị thiếu tín nhiệm hay ngại tiến lên. Điều bạn cần làm là tìm ra giá trị bản thân và làm chủ nó. Cần không ít thời gian để có kết quả này, nhưng đây là cách vượt qua chướng ngại. Một ngày nào đó bạn sẽ thấy mình mạnh mẽ, đầy năng lượng trở lại. Tuy nhiên, trong quá trình trước khi đến đích, bạn cần khám phá mọi thứ về bản thân và luyện tập để bảo vệ niềm tin của mình. Đến cuối cùng, mọi quy tắc khác cũng sẽ bị phá vỡ khi bạn bộc lộ con người thật.
Vậy bạn muốn bắt đầu theo quy tắc nào khi làm việc, phát triển bản thân, đánh giá thành công trong sự nghiệp hay và cân bằng cuộc sống? Hãy tập trung vào đó, và khiến cho công việc hàng ngày của mình không bị giới hạn. Bạn có thể sáng tạo, xây dựng nhiều hơn cho những điều ý nghĩa mình theo đuổi. Và tất nhiên, chẳng ai buộc bạn phải làm điều không mong muốn.
Tìm ra ý nghĩa trong những việc bạn làm
Khi để tâm đến những thứ phải làm mỗi ngày, bạn sẽ tìm ra một số ý nghĩa cá nhân trong chúng. Điều này có thể thay đổi suy nghĩ của bạn.
Hãy tận lực với công việc đang phụ trách, tập trung vào những điều khiến mình vui. Có thể bạn không muốn làm công việc đó, nhưng đây là trách nhiệm. Vậy thử nghĩ xem điều gì có thể xảy ra nếu bạn đóng góp hết sức lực? Chuyện gì sẽ thay đổi nếu bạn toàn tâm toàn ý cho mục tiêu và đầu tư vào cách thức thực hiện?
Khi có thể kéo nhận thức của mình trở lại kết nối với khoảnh khắc hiện tại và những trách nhiệm đang có, ý thức về mục đích sẽ giúp bạn giữ trạng thái cân bằng. Bạn thậm chí có thể bắt đầu thấy đâu đó trong những việc mình luôn ghét bỏ chính là điều mình yêu thích, hoặc cảm giác là một phần quan trọng trong chuỗi hoạt động đang diễn ra hằng ngày. Cứ phát huy tinh thần này trong những công việc tiếp theo.
Tập trung hết sự chú ý vào dự định, mọi thứ sẽ tiến triển
Tích cực không có nghĩa là lúc nào cũng suy nghĩ vui vẻ và tin rằng mọi thứ đều tốt đẹp. Thỉnh thoảng chúng ta vẫn cần đối mặt và giải quyết những việc chẳng mấy dễ chịu.
Khi đó, nên biết rõ những thứ khiến bạn phiền lòng, hiểu đâu là các quy tắc có thể bỏ qua, và tập trung trở lại với mối quan tâm về cách thực hiện những điều ý nghĩa. Đôi khi bạn hãy quyết định đơn giản bằng cách buông bỏ hết các suy nghĩ vẩn vơ và nhìn sự việc dưới lăng kính “nửa ly nước đầy”. Những rung cảm tốt đẹp có thể giúp vượt qua khó khăn. Lắng nghe và học cách giải phóng sự tiêu cực của bản thân. Dành đủ thời gian để khám phá, thay đổi và làm giàu đời sống tinh thần của mình, bạn sẽ hiểu rằng cảm giác “mắc kẹt” này chỉ là một giai đoạn khó khăn tạm thời. Khi tâm trạng được chăm sóc và xoa dịu đúng cách, bạn sẽ đủ khả tập trung năng lượng hoàn thành dự định của mình.
Vạch rõ những điều mình cần làm tiếp theo càng kỹ càng tốt
Nếu đã gắn bó quá lâu với một công việc chẳng còn thu hút, rất dễ để bạn cảm thấy rằng mình không muốn ở lại công ty thêm ngày nào nữa. Hội chứng chán đi làm trên thực tế không phải là chuyện của riêng một ai. Nhưng đâu phải lúc nào chúng ta cũng có thể nhảy việc ngay lập tức.
Hãy lập kế hoạch! Dù bạn đã xác định ra đi hay ở lại, quan trọng nhất vẫn là hình ảnh chuyên nghiệp của một người lao động chu toàn trách nhiệm. Cần tạo ra vài sự thay đổi cho đời sống tinh thần để có đà tiến lên phía trước. Sau đó xác định xem bạn muốn trở thành người như thế nào với mong muốn cụ thể ra sao. Bằng cách này bạn sẽ tránh cho mình tiếp tục rơi vào một công việc không như mong đợi khác trong tương lai.
Trong khi nỗ lực làm tất cả những điều kể trên, hãy tìm cách để bản thân vui vẻ suốt thời gian làm việc, để đảm bảo mình theo kịp nhịp điệu của mọi người. Bạn biết không, cuộc sống chỉ đang chờ đến ngày bạn dừng lại việc ghét bỏ những gì bạn đang làm, để tiết lộ rằng những điều thú vị hơn đã đến rất gần.
Nguồn: CareerBuilder Vietnam
Tuyển dụng Bạch Long Mobile