Diễn đạt, kỹ năng cần thiết cho mọi việc?
Dù bạn chỉ mới bắt đầu công việc với vị trí nhân viên hay đã có một số kinh nghiệm quản lý trong doanh nghiệp. Khả năng diễn đạt và trình bày vẫn là một trong những kỹ năng rất quan trọng hỗ trợ bạn phát triển sự nghiệp của mình đi xa hơn.
Kỹ năng này không chỉ cần thiết trong công việc mà nó còn giúp bạn ở nhiều khía cạnh trong cuộc sống thường ngày. Hãy cùng Bạch Long Mobile tìm hiểu tầm quan trọng của kỹ năng trình bày và diễn đạt như thế nào nhé!
Để rèn luyện việc trình bày và diễn đạt tốt bạn cần chú ý những điểm nào
Để có thể diễn đạt tốt hơn, bạn không chỉ phải thể hiện thật tốt và suôn sẻ phần trình bày của mình mà còn phải đảm bảo 3 yếu tố sau:
Chuẩn bị trước nội dung
Ở phần chuẩn bị, bạn nên dành thời gian nghiên cứu chủ đề mình sẽ trình bày, ghi chép cũng như tìm cách giúp bạn ghi nhớ và hiểu rõ được nội dung cần diễn đạt,… Cẩn thận hơn nữa bạn còn phải kiểm tra trước những dụng cụ hỗ trợ khác như không gian phòng họp/nơi thảo luận, âm thanh, máy tính,….
Điều quan trọng nhất ở bước chuẩn chính là bạn nên luyện tập thật nhiều lần để có được sự tự tin và thể hiện suôn sẻ phần diễn đạt của mình. Một số điểm cần lưu ý khi chuẩn bị nội dung diễn đạt:
+ Nghiên cứu thông tin liên quan thật cẩn thận
+ Tìm hiểu trước về người tham gia lắng nghe buổi thuyết trình để có phần diễn đạt phù hợp
+ Chia nhỏ nội dung thành các đề mục nhỏ và có khoảng nghỉ hợp lý
+ Sử dụng một số ví dụ thuyết phục và câu chuyện mô để giúp nội dung cuốn hút hơn
+ Chuẩn bị trước bản in của bài thuyết trình
Diễn đạt tốt thông tin đến người nghe
Khi diễn đạt bạn phải có được một phần mở đầu hấp dẫn, thu hút. Với nội dung bạn nên tóm tắt những ý chính và không nên nếu qua nhiều chi tiết nhỏ khiến bài thuyết trình trở nên dài dòng.
Tích hợp biểu cảm ánh mắt, khuôn mặt hay cử chỉ tay để lan tỏa năng lượng và thể hiện sự tự tin của bạn. Pha chút hóm hỉnh và hài hước trong quá trình diễn đạt. Điều tiết giọng nói khi cần nhấn mạnh ý, và chậm lại ở những điểm quan trọng. Biết kết lại phần thuyết trình ở phần cuối trước khi kết thúc.
Theo dõi và tiếp nhận phản hồi từ người nghe
Yếu tố của cùng của buổi thuyết trình, giúp bạn liên kết với người nghe bằng cách thảo luận. Họ sẽ đặt ra những câu hỏi thông qua những gì bạn đã diễn đạt. Bạn có thể thu thập và phân tích từ nhận xét từ họ. Từ đó, cải thiện những gì chưa tốt và phát huy những thế mạnh của mình.