Có nên thêm Người giới thiệu vào CV?
Trong bài viết này, Tuyển Dụng Bạch Long Mobile sẽ hướng dẫn bạn làm thế nào để đưa Người giới thiệu vào CV một cách hợp lý nhất.
Thực tế, nhiều người không đưa Người giới thiệu vào trong CV của mình, chỉ khi bạn thật sự có một Người giới thiệu xịn xò khi đưa vào CV sẽ khiến nhà tuyển dụng (NTD) nhận ra ngay người đó là ai.
Những điều nên tránh khi đưa Người giới thiệu vào CV
NTD sẽ không yêu cầu bạn thêm Người giới thiệu vào CV của mình trừ khi bạn vượt qua vòng phỏng vấn ban đầu và họ biết bạn sẽ cung cấp thông tin này nếu họ yêu cầu. Nên nhớ bạn chỉ có 1 đến 2 trang cho CV của mình để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng. Đừng lãng phí không gian quý giá của CV cho những thông tin không thật sự cần thiết.
Tuy vậy, vẫn nên có một danh sách Người giới thiệu được chuẩn bị trước khi bạn đi phỏng vấn. Lời khuyên ở đây là nên có ít nhất 3 Người giới thiệu, là những người mà bạn đang làm việc cùng hoặc là trước đây. Điều này có thể bao gồm bất cứ sự kết hợp nào sau đây:
- Giám sát, quản lý cũ của bạn hay những người mà bạn thường xuyên báo cáo công việc với họ.
- Đồng nghiệp trong bộ phận của bạn hoặc trên toàn tổ chức.
- Khách hàng (client) hoặc các nhà cung cấp bạn thường xuyên hợp tác.
- Nhân viên được bạn cố vấn cả chính thức lẫn không chính thức.
Nếu bạn mới tốt nghiệp Đại học và không có nhiều kinh nghiệm chuyên môn, hãy xem xét các gợi ý về Người giới thiệu sau đây:
- Các giáo sư đã dạy các khóa học cấp cao của bạn (giả sử các khóa học có liên quan đến mục tiêu công việc hiện tại của bạn).
- Cố vấn Đại học, người hướng dẫn khóa luận, nghiên cứu khoa học.
- Cố vấn của câu lạc bộ bạn từng tham gia ở Đại học.
- Những người quản lý trực tiếp của bạn trong khoảng thời gian thực tập.
Khi nói đến vấn đề chọn Người giới thiệu tốt nhất cho việc ứng tuyển của bạn, chỉ chọn những người thật sự biết rõ về bạn, những gì bạn đã thể hiện trong thời gian làm việc với người đó, quan trọng là người mà bạn tin tưởng sẽ nói về những điều tốt đẹp về bạn.
Nói cách khác, nhắm mục tiêu cho tất cả mọi người, nhất là với những người ủng hộ và quan tâm về sự ứng tuyển của bạn. Nếu hiện tại bạn đang làm việc và cố gắng giữ cho việc tìm kiếm vị trí mới của bạn kết thúc trong tốt đẹp, chỉ nên yêu cầu những người bạn thật sự tin tưởng để giữ bí mật của bạn. Nếu có thể, hãy liên hệ với những người đã rời khỏi tổ chức hoặc với những người đã làm việc trước đó.
Tránh sử dụng các thành viên trong gia đình (ngay cả khi bạn làm việc với họ) và bạn bè ngoài công việc. Họ muốn ai đó trong lịch sử công việc của bạn chứng minh cho bạn và chia sẻ những hiểu biết sâu sắc về các kỹ năng mềm khó đánh giá của bạn trong cuộc phỏng vấn ban đầu.
Khi bạn đã có cho riêng mình một danh sách những Người giới thiệu tiềm năng, hãy chắc chắn bạn liên hệ với từng người này và hỏi xem họ có sẵn lòng là Người giới thiệu của bạn trong CV hay không. Thể hiện sự tôn trọng với Người giới thiệu bằng cái gật đầu đồng ý của họ là việc hết sức quan trọng.
Khi ai đó đã đồng ý làm Người giới thiệu, hãy đảm bảo rằng bạn:
- Hỏi người đó số điện thoại và địa chỉ email mà họ muốn NTD sử dụng để liên hệ.
- Gửi trước cho người đó CV của bạn để người đó nắm rõ nội dung một khi họ được NTD của bạn liên lạc.
- Giải thích với người đó vị trí mà bạn sắp ứng tuyển. Nếu có một dự án cụ thể mà bạn đã thực hiện cùng người này hoặc một kỹ năng mà bạn muốn người đó nhấn mạnh trong quá trình kiểm tra tham chiếu, hãy chắc chắn chia sẻ những thông tin này một cách đầy đủ với Người giới thiệu của bạn.
Với Người giới thiệu chưa có sự chuẩn bị kỹ lưỡng có thể ảnh hưởng đến cơ hội việc làm của bạn. Vì vậy hãy chắc chắn thông tin chi tiết với Người giới thiệu để khi NTD liên hệ đến sẽ tạo ra kết quả tốt nhất cho bạn.
Tuyển Dụng Bạch Long Mobile