Chuyên gia chỉ bạn cách để thành công khi bắt đầu một công việc mới
Chúc mừng bạn đã có một công việc mới! Sau đây là một số tips dành cho bạn để bắt đầu công việc một cách thuận lợi.
Sau bao cửa ải khó khăn từ vòng loại hồ sơ, phỏng vấn và đàm phán lương, bạn nghĩ rằng mình đã có thể thư giãn và đi theo dòng chảy này trong một thời gian. Tuy nhiên, việc này có thể sẽ gây ra ảnh hưởng tồi tệ cho con đường sự nghiệp của bạn. Là một huấn luyện viên nghề nghiệp và một người quản lý tuyển dụng, tôi có thể chứng thực rằng 30 ngày đầu tiên đi làm của bạn là một phần mở rộng của quá trình phỏng vấn. Khi bắt đầu một công việc mới, đây là thời điểm quan trọng để xây dựng thương hiệu cá nhân của bạn, thể hiện những điểm mấu chốt mà bạn đã hứa với công ty trong buổi phỏng vấn, và thiết lập biểu đồ cho sự nghiệp của bạn.
Nếu điều đó nghe có vẻ quá sức với bạn, đừng vội nản lòng! Bằng việc xác định cách tiếp cận và xác định mục tiêu của bạn trong 7 ngày và 30 ngày bắt đầu công việc mới, bạn có thể nhanh chóng làm việc hiệu quả, nắm vững công việc trong thời gian học việc và được công nhận là người đóng góp có giá trị cho công ty. Dưới đây là một số lời khuyên hàng đầu để bắt đầu một công việc mới mà những người thành công làm để bắt đầu ngay những nỗ lực trở nên chuyên nghiệp của mình.
Trong suốt 7 ngày đầu tiên bắt đầu công việc mới
1. Nhận thức rõ ràng về các ưu tiên hàng đầu của team bạn
Tuần đầu tiên bắt đầu công việc mới của bạn sẽ là một ‘cơn lốc’ các chuỗi công việc: quyền truy cập hệ thống nội bộ, tìm hiểu cách bố trí của văn phòng và nhảy vào ngay danh sách các công việc cần làm của người tiền nhiệm của bạn. Nhưng có khi, điều ngược lại sẽ xảy ra, trong lúc bạn ngồi mày mò cách sử dụng hệ thống thì những người khác trong team đã giành lấy công việc mà bạn đã có thể làm thay vì việc tìm hiểu chiếm mất thời gian kia. Bất kể nó đi theo chiều hướng nào, hãy yêu cầu một chút thời gian với người quản lý của bạn để nói về những mối ưu tiên hàng đầu của team hiện tại. Công việc hiện tại mà team đang làm là gì? Những trở ngại lớn nhất mà team đang gặp phải? Hôm nay bạn có thể phụ làm công việc gì hay không?
2. Vạch ra một sơ đồ tổ chức tùy chỉnh
Bạn có thể được giới thiệu một sơ đồ tổ chức đẹp như mơ vào ngày đầu tiên đi làm, hoặc bạn sẽ tự khai sáng cho mình là nó không hề tồn tại trong team của bạn. Dù cho là cách nào, hãy dành một chút thời gian để vạch ra các mối quan hệ hỗ trợ và báo cáo giữa các cá nhân trong team của bạn. Không một tổ chức nào hoạt động trong môi trường ‘chân không’ và bằng cách hiểu được sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các thành viên trong team, bạn sẽ nhận thức tốt được người nào cần để trao đổi công việc, cách mà thông tin cùng các quyết định lưu chuyển trong team, và công việc của bạn ảnh hưởng đến tổ chức như thế nào.
3. Dành ra một ngày dài tại văn phòng để nhận thức dòng chảy hoạt động trong công ty
Bạn có phải là một con cú đêm, xuất hiện tại văn phòng lúc 10h sáng và làm việc hồng hộc đến tận khuya? Hay bạn thích bắt đầu công việc lúc 7h sáng và về nhà sớm hơn? Về lâu dài, sẽ là khôn ngoan khi sắp xếp lịch làm việc của bạn theo cách tôn trọng đồng hồ sinh học của bản thân. Tuy nhiên, điều này thật sự không tốt tỏng tuần đầu tiên đi làm của bạn. Thay vào đó, hãy giành lấy danh hiệu ‘nhân viên yêu nghề’, người đến văn phòng sớm nhất và rời đi trễ nhất, thực hiện trong một hoặc nhiều ngày. Đơn giản chỉ cần có mặt cho một ngày làm việc đầy đủ sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn khi mọi người có mặt, khi có yêu cầu và khối lượng công việc tăng hay giảm. Nếu vị trí của bạn cần sự phối hợp và hợp tác, hiểu được thời gian tối ưu để ‘chụp lấy’ các cá nhân chủ chốt có thể tạo ra sự khác biệt trong năng suất và hiệu quả công việc của bạn.
4. Gặp gỡ mọi người
Thành thật mà nói, bạn đừng nên bao giờ ngừng làm điều này ở vị trí của bạn, bởi vì tuần đầu tiên chính là chìa khóa! Giới thiệu bản thân, nhận lấy danh thiếp của người khác và thêm họ vào sơ đồ tổ chức của bạn sau khi tìm hiểu vai trò chuyên nghiệp cùng vai trò của họ trong công việc. Bạn cũng không phải giới hạn cuộc trò chuyện của mình khi làm việc. Thoải mái hỏi về gia đình, sở thích cùng những điều mà đồng nghiệp của bạn quan tâm.
5. Có cuộc trò chuyện cập nhật tình hình của bạn với người quản lý
Vào ngày cuối cùng trong tuần đầu tiên làm việc, cùng với người quản lý của mình ngồi xuống nói về tình trạng của các dự án mà bạn được giao và đặt bất kì câu hỏi nào về những vấn đề mà bạn còn vướng mắc. Đây là cơ hội tuyệt vời để bạn sớm nhận được phản hồi về những gì mà bạn đang làm, phải làm gì để thực hiện công việc tốt hơn, và làm thế nào để bạn dành ra tuần thứ hai của mình cống hiến những điều tuyệt vời nhất cho team.
Trong suốt 30 ngày đầu tiên bắt đầu công việc mới
1. Tiếp tục gặp gỡ mọi người
Việc này dĩ nhiên là quan trọng rồi! Tiếp tục tiếp cận và gặp gỡ đồng nghiệp cùng các chuyên gia khác ở mọi nơi mà bạn đến. Đề nghị ngồi vào các cuộc họp ngay cả khi bạn vẫn chưa ở vị trí là người đóng góp. Ghi nhớ các lưu ý ở tất cả mọi người mà bạn đã gặp, bởi vì sẽ có hàng tá những cái tên và khuôn mặt sẽ bắt đầu ‘bay màu’ trong trí nhớ của bạn.
2. Đặt câu hỏi, lắng nghe và quan sát
Tháng đầu tiên làm việc của bạn chính là cơ hội tuyệt vời để trở thành một miếng bọt biển, một người mới “dễ dụ, dễ bảo”. Bạn chưa quen với vị trí này, vì vậy người quản lý và đồng nghiệp của bạn mong chờ giải thích các quy trình, hướng dẫn bạn cách thực hiện và dạy cho bạn một hoặc hai ‘con đường tắt’. Nếu bạn thấy những điều này không có ý nghĩa gì, khoan chỉ trích và nói thẳng toẹt ra rằng bạn thấy nó không ổn. Thay vào đó, hãy hỏi tại sao mọi việc lại được thực hiện theo cách như vậy và cố hết sức để hiểu logic và lý do đằng sau các thủ tục đó. Sẽ mất một khoảng thời gian để đưa ra các đề xuất, nhưng chúng sẽ được tiếp nhận tốt hơn một khi bạn được củng cố vị trí và có lợi ích từ việc được thấu hiểu sâu sắc hơn.
3. Tạo một tài liệu trạng thái đang chạy theo dự án
Đơn giản hóa việc cập nhật trạng thái nhanh chóng cho sếp sẽ giúp bạn tiến bộ qua nhiều ưu tiên của mình. Công ty của bạn có thể đang sử dụng một phần mềm quản lý dự án – nếu có, hãy tìm hiểu và sử dụng nó. Mặt khác, các công cụ đơn giản như trình theo dõi phân phối dự án trong Excel sẽ thực hiện công việc.
4. Lưu ý những điều gây thất vọng cho team
Khi bạn giữ cho đôi mắt và đôi tai của bạn mở, hãy lưu ý những điều đang tạo ra thách thức cho team của mình. Có lẽ đó là một bước nào đó trong quy trình làm việc, một thủ tục cá biệt hoặc về một đồng nghiệp khó tính chẳng hạn. Hãy dành thời gian để tìm hiểu xem vì sao những điều đó nó lại như vậy trước khi bạn đề xuất bất kì một thay đổi nào.
5. Uống nước, ăn thực phẩm tự nhiên và tối thiểu hóa công đoạn chế biến, và dành thời gian để nạp năng lượng
Lời khuyên này dường như không được liên quan cho lắm đến sự thể hiện trong công việc của bạn, nhưng thực tế mọi nhân viên công sở đều là một vận động viên đích thực. Sức mạnh ý chí, sức chịu đựng và khả năng học hỏi đều bị ảnh hưởng bởi quá trình hydrat hóa, dinh dưỡng và nghỉ ngơi của bạn. Hãy đối xử với cơ thể bạn như một động cơ hiệu suất bằng cách để bản thân ăn no uống kỹ và dành thời gian thư giản cho bản thân để nạp năng lượng.
Tóm lại, hãy nhớ rằng năng lượng và nỗ lực bạn bỏ ra hết sức mình, bạn sẽ nhận lại được những gì xứng đáng khi vị trí của bạn trong công ty được củng cố vững chải hơn. Bạn không có cơ hội thứ hai để tạo ấn tượng tốt đầu tiên, vì vậy khi bắt đầu một công việc mới hãy làm việc chăm chỉ, nói lời cảm ơn và xây dựng mạng lưới mối quan hệ một cách chuyên nghiệp. Bản thân tương lai của bạn sẽ cảm ơn bạn vì đã tạo được danh tiếng tốt, một lời đánh giá tốt về khả năng làm việc và mở ra cơ hội thăng tiến.
Tuyển Dụng Bạch Long Mobile
Nguồn: TopResume