Cách viết CV cho Nhân Viên Kinh Doanh
Điền đầy đủ thông tin cá nhân
Một trong những bước cơ bản và cũng là một trong những bước quan trọng nhất để nhà tuyển dụng có thể liên lạc lại với bạn, phải viết một cách cẩn thận và không nên sai chính tả. Một số thông tin cần thiết phải ghi trong CV
- Điền đầy đủ thông tin họ và tên. Nếu bạn ứng tuyển vào doanh nghiệp nước ngoài thì nên đính kèm thêm tên tiếng anh
- Điền đầy đủ các thông tin: số điện thoại, địa chỉ, email. Đặc biệt, Email là quan trọng nhất, bạn nên điền Email mà bạn sử dụng nhiều nhất, để tránh tình trạng không nhận được tin tuyển dụng, và bạn nên đặt tên Email của mình, ví dụ: [email protected]
- Bổ sung thêm hình ảnh của mình vào trong CV, và lựa chọn hình ảnh chụp ảnh trực diện không nên chụp ảnh qua filter, hay nữa mặt.
- Thứ 4 là vị trí ứng tuyển. Nếu bạn ứng tuyển vào vị trí kinh doanh thì bạn hãy ghi là Nhân viên Kinh Doanh hoặc nhân viên Sales
Mục tiêu nghề nghiệp
Trong CV nhân viên kinh doanh, để có thể lọt vào tầm mắt của nhà tuyển dụng thì bạn hãy ghi một mục tiêu nghề nghiệp phải thật rõ ràng. Bạn hãy nói về mình cung cấp được giá trị gì cho công ty, cải thiện được kỹ năng gì trong quá trình làm việc.
Một số ví dụ mục tiêu nghề nghiệp mà Bạch Long Mobile muốn gợi ý cho bạn:
Có thể mở rộng tìm kiếm khách hàng tiềm năng mới, đạt và vượt qua KPI
Cải thiện kỹ năng chốt đơn, kỹ năng thuyết phục
Sau 3 năm làm việc thì có lên vị trí trưởng phòng
Mở rộng thêm mối quan hệ của bản thân
Nói về kinh nghiệm làm việc
Đối với những người chưa có kinh nghiệm, sinh viên mới ra trường thì nên viết CV:
Đối với những bạn mới vừa ra trường, chưa có kinh nghiệm thì cũng đừng quá áp lực vì một số công ty vẫn sẵn sàng đào tạo. Ngoài ra, bạn có thể ghi vào kinh nghiệm của mình là bán hàng online hoặc đã làm CTV bán hàng, chăm sóc khách hàng. Một chút kinh nghiệm này thì cũng có thể giúp nhà tuyển dụng nhìn nhận và đánh giá bạn. Ví dụ:
CTV của cửa hàng XYZ (nêu ra một số công việc mà bạn đã làm như: đăng bài sản phẩm, tư vấn sản phẩm và chốt đơn)
Còn đối với những người đã có kinh nghiệm thì viết mục
Đối với những bạn đã có kinh nghiệm kinh doanh ở công ty, doanh nghiệp thì bạn hãy đưa thông tin của công ty đó vào CV của mình, ghi rõ ràng cụ thể thời gian và những công việc mà bạn phải làm ở vị trí nhân viên kinh doanh đó. Ví dụ:
Tư vấn, làm việc với khách sỉ để cung cấp dịch vụ
Điều phối nhân viên giao hàng
Ký kết hợp đồng nhanh chóng
Trang bị kỹ năng mềm phù hợp
Trong mắt các nhà tuyển dụng thì kỹ năng mềm cũng khá quan trọng hơn so với các bằng cấp đạt được. Vì thế, hãy thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy những kỹ năng đó. Một số kỹ năng mà bạn có thể ghi vào trong CV nhân viên kinh doanh của bạn đó là: kỹ năng tư vấn, kỹ năng giao tiếp, chăm sóc khách hàng, kỹ năng đàm phán và cách giải quyết vấn đề,…
Viết kỹ năng mềm thì cũng phải cẩn thận, tránh liệt kê quá nhiều kỹ năng, cuối cùng không mang lại cho nhà tuyển dụng.
Liệt kê những chứng chỉ cần thiết
Hãy liệt kê một số chứng chỉ mà bạn đã đạt được như chứng chỉ sale, tin học văn phòng, các chứng chỉ liên quan đến kỹ năng mềm, hoặc những ngoại ngữ liên quan như TOEIC, IELTS.