Nghệ thuật phỏng vấn: Từ nỗi sợ đến niềm vui
Nếu bạn là một trong những cá nhân hiếm hoi không cảm thấy lo lắng trong một cuộc phỏng vấn xin việc, bạn cừ lắm đấy. Đối với phần còn lại của dân số, sự lo lắng trước và trong cuộc phỏng vấn có thể cực kỳ khó kiểm soát và có sức mạnh làm hỏng toàn bộ màn thể hiện của bạn. Và vì nhiều nhà tuyển dụng biết họ có muốn thuê bạn trong 90s đầu tiên hay không, điều cực kỳ quan trọng là cách kiểm soát các dây thần kinh phỏng vấn của mình để bạn thực sự tỏa sáng từ đầu đến cuối.
Tin tốt ở đây: bạn không cần phải tiếp tục chịu đựng nó nữa. Bạn có thể thay đổi cách tâm trí và cơ thể của bạn phản ứng với các cuộc phỏng vấn việc làm và loại bỏ hoàn toàn nỗi sợ hãi cùng lo lắng đó. Dưới đây là 8 lời khuyên để lật một cuộc phỏng vấn từ trải nghiệm đáng sợ của bản thân đến một điều mà bạn mong muốn thậm chí là thích thú.
1. Chuẩn bị có chủ đích
Hầu hết mọi người đều đồng ý rằng sự chuẩn bị chính là nền tảng thành công của một cuộc phỏng vấn tuyệt vời. Đó cũng là một bước quan trọng để giành quyền kiểm soát các dây thần kinh phỏng vấn của mình. Cuối cùng, bạn sẽ muốn đảm bảo rằng bạn có một hồ sơ xin việc nặng kí, mạnh mẽ với bố cục chuyên nghiệp. Bạn cũng nên lên kế hoạch và chuẩn bị trước trang phục, hãy nhớ rằng bạn nên ăn mặc đạt đến đẳng cấp cao nhất của công việc mà bạn muốn. Ví dụ, nếu bạn đang phỏng vấn để trở thành giám đốc bộ phận nhưng hy vọng cuối cùng trở thành CEO, hãy “hóa trang” thành CEO cho cuộc phỏng vấn của bạn.
Tiếp theo, dành thời gian để xem xét trách nhiệm và thành tích của các vị trí trong quá khứ của bạn để chúng luôn ngự trị trong đầu bạn khi đang trong cuộc phỏng vấn. Để có kết quả tốt nhất, hãy điều chỉnh mọi thứ sao cho chúng đáp ứng với vị trí mà bạn mong muốn. từ sơ yếu lí lịch cho đến các câu trả lời được chuẩn bị cho các câu hỏi có thể được hỏi. Ví dụ: nếu bạn chưa từng làm quản lý nhưng bạn đang phỏng vấn cho vị trí quản lý, hãy xem sơ yếu lí lịch của bạn và xác định các ví dụ cụ thể về cách bạn đã học và áp dụng các kỹ năng cấp quản lí để giải quyết vấn đề hoặc thêm vào giá trị của công ty.
2. Hiểu rõ thương hiệu cá nhân của bạn
Đây là một cách tuyệt vời để gia tăng sự tự tin và suy trì rõ ràng cùng tập trung trong cuộc phỏng vấn. Cũng giống như Tesla, Adidas, chính BẠN cũng là một thương hiệu. Là một thương hiệu, điều quan trọng là bạn phải có một bộ nhận diện thương hiệu sẽ giúp bạn nổi bật trong suốt cả buổi phỏng vấn và sau đó, rất nhiều cái tên giữa đại dương bao la sẽ có xu hướng mờ đi và cùng nhau chạy biến.
Bản sắc của một thương hiệu là một số câu giải thích rõ ràng thương hiệu đó là gì và nó có gì khác biệt so với các thương hiệu khác để cạnh tranh sự chú ý của khách hàng như thế nào. Vì vậy, giống như 7UP là một loại nước chanh có hương chanh, nước giải khát có vị chanh, bạn nên có một bộ nhận diện thương hiệu rằng bạn là ai, bạn làm gì, bạn làm như thế nào và bạn làm điều này cho ai.
Thương hiệu của bạn đã được xác định rõ ràng hay chưa? Nếu chưa, hãy dành một chút thời gian trước cuộc phỏng vấn phản ánh các câu hỏi sau: Bạn cung cấp giá trị gì, làm thế nào bạn cung cấp nó theo cách độc đáo và bạn cung cấp cho ai? Một khi bạn có câu trả lời, cô đọng chúng thành một vài câu ngắn gọn. Bằng cách sử dụng các ý trong sơ yếu lí lịch của bạn và trong các đối thoại của cuộc phỏng vấn (hiển nhiên, chắc chắn rồi; đừng có lái sang quá quảng cáo nhé), bạn sẽ thiết lập và củng cố một thông điệp gái trị rõ ràng để lại cho người phỏng vấn ấn tượng vững chắc trong cuộc phỏng vấn – và chịu đựng nó tốt sau khi bạn rời đi.
3. Tìm chút hài hước
Ngay trước khi bạn đến buổi phỏng vấn, hãy làm điều gì đó khiến bạn cười. Tại sao ư? Tiếng cười là một loại thuốc thần kỳ trực tiếp, sẽ làm tất cả những điều tuyệt vời cho đầu óc cùng cơ thể bạn có thể thư giãn và thực hiện tốt hơn trong cuộc phỏng vấn. Endorphin là những chất giúp bạn cảm thấy tốt hơn giúp giảm bớt căng thẳng và gây ra phản ứng hạnh phúc cùng tận hưởng niềm vui. Tiếng cười cũng kích thích lưu thông, giúp thư giãn cơ bắp và có thể giúp bạn suy nghĩ rõ ràng hơn. Chỉ cần chắc chắn rằng bạn cười tỏng lặng thầm, trước khi bạn được gọi vào phỏng vấn. Bạn không muốn bản thân mình xuất hiện thiếu chuyên nghiệp trước mặt nhà tuyển dụng đúng không.
4. Nhìn nhận mọi việc đều có lí do tồn tại của nó
Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn không nhận được công việc này, thế giới sẽ tận thế? Không hề.
Cuộc sống của bạn sẽ ít có giá trị hơn? Cũng không hề nốt.
Chắc chắn, có thể bạn thực sự, thực sự, thực sự muốn có công việc này, và có lẽ bạn đang ở trong tình trạng rất cần tài chính. Nếu bạn không có được công việc đó, bạn sẽ thấy tổn thương, có thể thấy khó khăn về tài chính, và chắc chắn nó gây thất vọng cho bạn, nhưng nó sẽ không phải là kết thúc của bạn. Bạn mạnh mẽ. Bạn chính là một chiến binh. Và bạn biết (mặc dù đôi khi bạn cần được nhắc nhở) rằng có những chuyện đôi lúc sẽ tốt hơn khi nó không được như bạn mong muốn. Một cơ hội tốt hơn có lẽ đang chờ bạn ở một góc quanh co nào đó. Vì vậy, trước khi bạn bước vào buổi phỏng vấn, hãy nhắc nhở giữ mọi thứ trong tầm nhìn. Bạn không thể kiểm soát kết quả của buổi phỏng vấn, bạn chỉ có thể làm mọi điều tốt nhất có thể và tiến về phía trước từ lúc này.
5. Bạn cũng đang phỏng vấn lại người phỏng vấn
Hãy nhớ rằng, đây là cuộc phỏng vấn hai chiều. Bạn cũng đang xem xét người phỏng vấn để đưa ra quyết định họ và cả công việc này có phù hợp với mình không. Bạn không muốn bất kỳ công việc nào, bạn muốn một công việc phù hợp với các thế mạnh cùng khả năng của mình, một nơi cho bạn môi trường đúng với cách bạn thích làm việc. Nếu bạn không chắc được 100% tất cả những điều đó là gì, hãy dành thời gian tìm hiểu chúng trước khi phỏng vấn.
6. Tập trung vào các mục tiêu của mình
Trước buổi phỏng vấn, hãy dành thời gian để làm rõ và tập trung những mục tiêu cá nhân của mình – không phải cho công việc hay vấn đề tài chính hay cuộc đời của bạn, chỉ đơn giản cho bản thân cuộc phỏng vấn mà thôi. Khi bạn cảm thấy lo lắng, những suy nghĩ trong bạn sẽ cứ như những con bướm bay loạn cả lên. Tập trung vào những mục tiêu đơn giản, những mục tiêu ngắn hạn sẽ giúp bạn đẩy mọi việc về trọng tâm cho nên bạn có thể bình tĩnh và tập trung vào nó. Những mục tiêu đó có thể bao gồm:
- Tình cờ tìm ra được đây là công việc bạn muốn
- Làm chú ý đến thương hiệu cá nhân của mình
- Học được điều gì đó từ trải nghiệm này
Hãy nhớ rằng có được công việc không phải là mục tiêu duy nhất, điều này có nghĩa là nếu bạn không nhận được công việc cũng không phải hoàn toàn là sự mất mát. Nếu mục tiêu của bạn được đáp ứng, cuộc phỏng vấn này đã thành công rồi, không kể kết quả sẽ ra sao.
7. Ém lại dây thần kinh lo lắng của bạn
Nếu bạn thực hiện một chút xíu về nghiên cứu vấn đề này, bạn sẽ thấy ý kiến đó đi theo cả 2 hướng về việc bạn có nên thừa nhận sự lo lắng của mình cho nhà tuyển dụng hay không. Mặc dù nó luôn luôn là một ý tưởng tốt về việc bạn thừa nhận sự lo lắng của mình (điều này làm giảm áp lực trong bạn), sẽ là tốt nhất nếu bạn không nói ra điều đó với người phỏng vấn. Vì một số người cho rằng đây là điều chứng tỏ sự thiếu tự tin trong bạn.
Tuy nhiên, ém lại dây thần kinh lo lắng của mình và cố gắng chuyển nó sang một cái gì đó tích cực hơn cho buổi phỏng vấn của bạn. Một cách để thực hiện chính là thể hiện nó như một sự nhiệt tình. Tự nói với chính mình là bạn đang rất “phỡn”, hơn là bạn đang “run như cầy sấy”. Thay đổi quan điểm này sẽ giúp bạn tập trung vào lí do tại sao bạn ở đó ngay từ đầu; sự phấn khởi về cơ hội việc làm mới.
Vào cuối ngày, lo lắng sẽ là chuyện bình thường, vì vậy hãy cho phép bản thân mình có thể thoải mái cảm nhận điều đó. Bên cạnh đó, việc kiềm nén sự lo lắng của bạn sẽ mang lại một loạt các vấn đề tốt nhất nên tránh.
8. Hãy nhớ, người phỏng vấn đứng về phía bạn
Người phỏng vấn muốn “người ấy” là bạn, nếu không họ sẽ chẳng bao giờ gọi bạn đến cả. Họ khao khát muốn lấp vào vị trí trống đúng người, và người đó có thể là bạn. Do đó, mục tiêu của bạn không phải là giành chiến thắng, mà phải chứng tỏ với họ rằng họ đã đúng khi gọi bạn đến đây. Thêm vào đó, khi bạn nhận ra bạn nằm trong 2% ưu tú của các ứng viên được mời đến phỏng vấn, điều đó sẽ giúp bạn tăng sự tự tin. Họ thích bạn, vì vậy hãy thư giãn và cố tận hưởng chính mình.
Điều này có thể thay đổi cảm nhận của bạn về các cuộc phỏng vấn là như thế nào. Bạn có thể kiểm soát các dây thần kinh cùng sự lo lắng và học cách tận hưởng quá trình nếu bạn chuẩn bị, duy trì quan điểm và tập trung vào việc trình bày tốt nhất của bản thân. Hãy nhớ rằng, vấn đề không phải là bạn có được nhận việc hay không. Đây là việc giúp bạn tiến bộ hơn qua mỗi trải nghiệm và có niềm tin rằng khi công việc phù hợp, cuộc phỏng vấn cũng sẽ như thế thôi.
Tuyển Dụng Bạch Long Mobile
Nguồn: TopResume