Những câu nói có thể khiến đồng nghiệp của bạn khó chịu
Giao tiếp trong môi trường công sở luôn đòi hỏi sự tinh tế và khéo léo. Bạn có thể nhanh chóng lấy được cảm tình với đồng nghiệp chỉ bằng vài cuộc trò chuyện, nhưng cũng dễ dàng mất điểm chỉ sau một câu phát ngôn chưa khéo léo. Dưới đây là một số ví dụ mà bạn cần lưu ý cân nhắc trong giao tiếp tại môi trường làm việc nhé!
1. Thay vì nói “Nhưng mà”, hãy nói “Hơn nữa”
Nếu như bạn muốn góp ý cho đồng nghiệp về một điều gì đấy, có nhiều bạn sẽ nói “Ý tưởng này rất tốt, nhưng mà bạn nên…”. Tưởng chừng như bình thường nhưng thật chất câu nói này lại làm giảm mức độ công nhận ý tưởng đó giảm đi rất nhiều đấy. Thay vì vậy bạn có thể nói “Tôi thấy ý tưởng này rất tốt, hơn nữa nếu chỗ này sửa đổi một ít sẽ càng tốt hơn nữa…”. Điều này sẽ khiến khả năng giao tiếp của bạn trở nên tinh tế, khi giao tiếp tốt chắc bạn chắc chắn sẽ nhận được sự yêu mến của đồng nghiệp cũng như cấp trên.
2. Hạn chế dùng câu “Thành thật mà nói”
Trong các cuộc trò chuyện, sẽ có rất nhiều chủ đề sẽ được nhắc đến. Đôi khi, bạn vô tình nói với đồng nghiệp “Thành thật mà nói, tôi cảm thấy…”. Với nhiều người, có thể câu nói này đã quá nhấn mạnh vấn để. Và thể hiện rằng bạn thật sự khó chịu về điều đó. Do đó, để tốt hơn bạn hãy nói “Tôi nghĩ …”. Nó sẽ giúp vấn đề được đơn giản hơn, tránh thể hiện suy nghĩ của bạn về điều đó nếu thật sự nó không quan trọng.
3. Hãy bỏ từ “Chỉ” trong một vài trường hợp
Khi bạn đưa ra một ý kiến của bản thân thay vì nói “Đây chỉ là ý kiến cá nhân của tôi”. Bạn nên cẩn thận và hay xem xét thật kỹ khi nói câu này, vì nó thật sự không tốt đâu. Không chỉ ý tưởng, công lao, giá trị của bạn đều sẽ mất giá. Mà còn làm cho đồng nghiệp cảm nhận bạn là người không đủ tự tin. Bạn hãy bỏ đi từ “chỉ” và nói “Đây là ý kiến của tôi…!”.
4. Đừng nói “Vốn dĩ”
Khi trao đổi, có thể bạn và đồng nghiệp sẽ không cùng đồng tình với nhau. Để nói về quan điểm của mình có bạn sẽ nói “Tôi vốn dĩ là có ý….”. Câu nói này sẽ kiến ý kiến của bạn trở nên mờ nhạt. Nó sẽ biến quan điểm trở thành sự bất mãn của bạn trong cuộc trò chuyện. Thay vì nói những từ như vậy, hãy trực tiếp xác định hẳn điều mình muốn “Về vấn đề này tôi có ý kiến khác”.
5. Đừng nói “Nhất định phải”, hãy nói “Nhờ”
Nếu như bạn làm việc chung một tập thể. Khi nói ra một điều gì đó mang tính cá nhân thể hiện ý tưởng của mình với mọi người. Nếu như bạn nói “Mọi người nhất định phải ….”. Giọng điệu này có vẻ như có ý muốn áp đặt, gây cảm giác khó chịu và áp lực cho người khác. Từ đó hiệu quả của câu nói cũng sẽ được người nghe đánh giá thấp đi. Nhưng nếu bạn nói “Nhờ mọi người suy nghĩ một chút…”, ai có thể từ chối một lời nhờ lịch sự đúng không nào?