Feedback là gì? Cách xử lý Feedback khách hàng khéo léo.
Feedback là một thuật ngữ được sử dụng khá phổ biến đối với những người làm nghề kinh doanh. Khi bạn mua một đồ nào đó trên mạng các shop thường nhắn kèm câu ” Anh/ chị nhớ feedback cho em nhé”. Vậy Feedback là gì? Có ý nghĩa như thế nào? Hãy cùng Bạch Long tìm hiểu về nó nhé!
Feedback là gì?
Từ Feedback hay còn được viết tắt là Fb là một từ tiếng Anh được ghép bởi từ feed- có nghĩa là một chuỗi và từ back có nghĩa là trở lại. Vì thế có thể hiểu nôm na Feedback là những phản hồi hay thông tin được khách hàng gửi lại. Nội dung của Feedback có thể là những thắc mắc, cảm nhận, đánh giá về chất lượng,… về sản phẩm mà họ sử dụng. Feedback thường được gửi bằng Email, tin nhắn hoặc bình luận trên mạng xã hội.
Feedback có vai trò gì?
Khá là phổ biến trên các Fanpage, những sàn thương mại điện tử. Feedback cung cấp những phản hồi, đánh giá, bình luận của khách hàng về sự hài lòng của sản phẩm, dịch vụ mà họ sử dụng. Từ đó giúp cho người kinh doanh hiểu được nhu cầu của khách hàng, thực tế chất lượng của mặt hàng mình đang kinh doanh.
Nhờ vậy mà người kinh doanh có thể biết được và cải thiện chất lượng, nâng cao giá trị sản phẩm, dịch vụ trong hoạt động kinh doanh. Và những feedback tốt còn là một hình thức giúp quảng cáo thương hiệu cũng như chất lượng hiệu gần gũi và quả nhất.
Còn với người tiêu dùng thì Feedback lại là những thông tin tham khảo xác thực nhất để họ đưa ra sự lựa chọn tốt nhất cho mình trước khi quyết định mua một sản phẩm hay dịch vụ nào đó. Những Feedback có thể đến từ những người thân xung quanh, hoặc trên những bình luận hay mục đánh giá sản phẩm trên mạng xã hội,…
Nếu như các sản phẩm, dịch vụ có những feedback tốt, tích cực thì bạn có thể xem xét lựa chọn, còn ngược lại là những feedback tiêu cực, có nhiều yếu tố lừa đảo thì chúng ta không nên chọn những sản phẩm đó.
Cách để có được Feedback từ khách hàng?
Để có được những Feedback chính xác nhất người kinh doanh phải tiến hành nghiên cứu thị trường. Bạn có thể lấy feedback trực tiếp bằng miệng hoặc bằng phiếu góp ý, ngay tại chỗ mỗi khi khách hàng sử dụng sản phẩm, dịch vụ, thông qua kênh chăm sóc khách hàng. Đồng thời bạn cũng phải tạo những Fanpage Review để lấy feedback của người tiêu dùng…
Và Feedback đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh bởi những lợi ích mang lại của nó. Vì thể hãy cố gắng có được những Feedback tốt nhất nhé!
Mặt hại của Feedback
Với những lợi ích mang lại thì theo đó Feedback cũng sẽ là một lỗ hổng biến thành con dao hai lưỡi. Khi nhiều người hay nhiều doanh nghiệp sử dụng cách thức tạo ra Feedback “giả mạo” để nâng sản phẩm, dịch vụ của mình và hạ thấp sản phẩm, dịch vụ đối thủ.
Thêm nữa chính người tiêu dùng cũng sẽ có trường hợp đưa ra những Feedback sai sự thật, hay vui đùa , hời hợt,… Và rồi khách hàng khác sẽ phải chịu hậu quả khi không thể nhận biết được chất lượng sản phẩm, dịch vụ và rồi những Feedback này đưa đến những sự lựa chọn không sai lệch.
Cách xử lý khi nhận được Feedback khách hàng
Để không phụ lòng những khách hàng đã để lại nhận xét công tâm, khi nhận được Feedback người kinh doanh hay là một người thật tinh tế và khéo léo nhé.
Dù đó là Feedback tiêu cực hay tích cực, bạn hãy để lại những lời cảm ơn chân thành khi họ sử dụng sản phẩm và dịch vụ của mình cũng như những nhận xét mà họ gửi đến.
Nếu là Feedback tiêu cực thì bạn nên tìm hiểu xem vấn đề và tìm cách giải quyết khéo léo nhất. Hãy thật chú ý vào những điểm sai mắc phải nếu có và phải giải quyết công tâm nhất.
Còn nếu là Feedback tốt thì quá tốt rồi, bạn nên đưa ra lời cảm ơn đến quý khách hàng hoặc dành ra ưu đãi hay quà tặng nho nhỏ cho khách hàng.
Nếu như xử lý tinh tế được những Feedback từ khách hàng thì không chỉ thể hiện được sự tôn trọng khách hàng, mà đó còn là sự chuyên nghiệp của doanh nghiệp, nâng cao hơn những trải nghiệm của khách hàng đem đến sự hài lòng cho khách hàng và nhờ những Feedback này hình ảnh thương hiệu và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sẽ thành công mỹ mãn.