Tìm hiểu về cái gọi là “Căng thẳng tích cực” rất có ích trong công việc
Đối với những người đi làm thì Stress là vấn đề luôn được quan tâm, Không ai muốn nó xuất hiện làm ảnh hưởng đến kết quả công việc và bản thân cả nhưng bạn có biết đến “căng thẳng tích cực” chưa? Đây có thể là một loại “đòn bẩy” giúp bạn đột phá trong sự nghiệp của mình đấy.
Khác với loại căng thẳng khiến bạn như muốn sụp đổ thì “Căng thẳng tích cực” hay được gọi là Eustress lại tạo nên động lực và thôi thúc bạn làm việc hiệu quả. Hiểu đơn giản là bạn cảm thấy áp lực vì việc mình cần phải làm nhưng biết rõ điều đó sẽ làm bạn trở nên tốt hơn, có được kết quả hoàn hảo hơn.
Vậy Eustress là gì?
Căng thẳng nhưng mang lại lợi ích – Nghe có vẻ rất mâu thuẫn nhưng nó thực sự có xảy ra. Thay vì liên tưởng đến những mệt mỏi, khổ cực, tiêu cực và ảnh hưởng xấu đến cơ thể thì lại có một loại căng thẳng khác không gây hại.
Theo như nhà nội tiết học người Canada Hans Selye (người nghiên cứu chi tiết về căng thẳng) cho rằng ngoài những hậu quả tiêu cực tiềm ẩn như căng thẳng thông thường, thì cũng có loại căng thẳng “tốt” gọi là Eustress.
Giả thuyết của ông đưa ra như sau: Trong trạng thái căng thẳng, nhưng vẫn ở trong mức độ vẫn còn thoải mái, thì bạn đang có “căng thẳng tích cực”. Đây là điều mà bạn nên trải qua vì nó thực sự mang lại cải thiện cho hiệu suất trong công việc lẫn cuộc sống.
Cần chú ý đến ranh giới của hai loại căng thẳng này để không biến cái có lợi thành có hại. Nhận định chính xác mức độ căng thẳng để biết mình đang trong trạng thái nào và lập tức loại bỏ nó ngay nếu bạn thấy mình sắp căng thẳng tiêu cực.
Những ví dụ về “Căng thẳng tích cực”
Để hiểu hơn về định nghĩa của loại căng thẳng này bạn có thể tham khảo từ Hiệp hội Tâm lý học Hoa Kỳ (American Psychological Association – APA):
“Loại căng thẳng xuất hiện từ kết quả từ những nhiệm vụ khó khăn nhưng có tính khả thi hoặc đáng giá… Chúng sẽ tác động có lợi cho bạn bằng cách tạo ra cảm giác hoàn thành hoặc đạt mục đích, từ đó tạo điều kiện cho sự trưởng thành, phát triển, đạt hiệu suất cao”.
Bạn có thể tìm thấy những ví vị trong cuộc sống hằng ngày về loại căng này, mỗi người sẽ có một trỉa nghiệm khác nhau đấy.
Tập thể dục: Bạn sẽ cảm thấy phấn chấn và tự tin vào cợ thể của mình hơn khi trải qua những căng thẳng về thể chất trong quá trình rèn luyện thể dục thể thao cho bản thân.
Sinh con: Những cảm giác sợ hãi, đau đớn mà những bà mẹ trải qua khi sinh con là xứng đáng khi họ biêt được rằng họ sẽ gặp mặt đứa con bé bỏng của mình.
Nụ hôn đầu: Cảm giác hưng phấn sẽ xảy ra khi bạn tự đặt những câu hỏi cho bản thân mình và trở nên căng thẳng trong phút chốc. Đây là chất xúc tác quý giá cho cả hai đấy.
Du lịch: Lúc đầu bạn có thể suy nghĩ về chi phí, công sức bỏ ra để đi du lịch nhưng rồi bạn sẽ cảm thấy xứng đáng với những gì mà mình được hưởng thụ, thậm chí là thay đổi cuộc sống của mình tích cực hơn.
Các mối quan hệ xã giao mới: Thay vì cứ thu mình lại thì bạn hãy để nỗi căng thẳng khi tạo dựng các mối quan hệ mới giúp bạn trở thành một người tích cực hơn, giao tiếp giỏi hơn và trau đồi được nhiều kỹ năng quý giá.
Vượt qua những căng thẳng này thường mang đến kết quả tốt nhất nên từ ban đầu bạn phải cho phép bản thân mình trải qua chúng. Tin rằng mình làm được và chờ đón kết quả cuối cùng là tốt hơn hết.
Lợi ích từ “Căng thẳng tích cực”
Những lợi ích mà loại căng thẳng này amng đến cho bạn trong cuộc sống lẫn công việc có thể kế đến như:
- Tiếp thêm động lực để phấn đấu
- Có cảm giác đạt được thành tựu để tiếp tục cố gắng
- Có niềm vui trong cuộc sống
- Tăng thêm sự phát triển cá nhân
- Có cảm giác kiểm soát được cuộc sống cá nhân
- Tăng cường được năng lực tự phục hồi
Nhược điểm của “Căng thẳng tích cực”
Cái gì quá mức thì cũng không tốt, sử dụng loại áp lực này cũng vậy. Đừng lạm dụng nó bởi cường độ áp lực xuất hiện liên tục sẽ làm cho bạn không kiểm soát nổi và nơi vào trạng thái tiêu cực nhất.
Ví dụ như những sinh viên áp lực quá mức trong học tập dẫn đến kiệt quệ, nhân viên làm việc quá áp lực khiến họ khủng hoảng. Cho nên bạn nên giữ “căng thẳng tích cực” ở mức kiểm soát được với những giới hạn:
- Không làm gì cố quá sức mình
- Có chỗ dựa tâm lý vững chắc (người thân hoặc bạn bè)
- Có những hoạt động giải trí, thư giãn hợp lý
- Luôn giữ thái độ tích cực nhất có thể
Rời khỏi vùng an toàn của bản thân
Rời khỏi vùng an toàn của bản thân đơn giản là cho phép mình trải nghiệm loại “căng thẳng tích cực” này. Eustress thực sự sẽ mang lại thay đổi cho bạn trong quá trình phát triển bản thân và công việc.
Khi tâm trí bạn đối mặt với Eustress thì nó sẽ tự điều chỉnh để vượt qua rồi nâng cấp bản thân bạn tốt hơn. Nếu không có chất xúc tác lành mạnh này thì có lẽ bạn sẽ mãi dậm chân tại chỗ mà không thể tiếp nhận những phát triển xung quanh mình.
Chắc chắn bạn sẽ tự hào khi vượt qua Eustress và cảm thấy tích cực hơn rất nhiều đấy.
Bạch Long Mobile hiện đang muốn mời bạn ứng tuyển vào những vị trí chủ chốt nhất tại công ty. Với đời sống tinh thần và vật chất luôn được chăm chút thì bạn sẽ phát triển sự nghiệp của mình đến đỉnh cao. Ứng tuyển ngay bây giờ nhé.
Tuyển dụng Bạch Long Mobile