Những kỹ năng cần có khi ứng tuyển vị trí bán hàng
Gretchen Barton – một cây bút của NASP (tạm dịch Hiệp hội Chuyên gia Bán hàng Quốc gia) chia sẻ rằng, lúc bắt đầu tìm kiếm cơ hội làm việc mới sau khi rời khỏi lĩnh vực nhà hàng – khách sạn, ông từng khá hoảng sợ. Những kinh nghiệm nào từ ngành công nghiệp thực phẩm liệu có thể áp dụng đối với các lĩnh vực khác? Ông lo lắng về khả năng chuyển đổi kỹ năng, cho đến khi nhận ra rằng kỹ năng bán hàng không những có thể chuyển đổi mà chúng còn là một phần cố hữu trong mọi công việc.
Chuyển đổi bằng cách nào? Có nhiều thành tố quan trọng trong mọi công việc mà đó chính là đặc trưng của hoạt động bán hàng. Qua tìm hiểu và thực tế tìm việc, Barton tin rằng các kỹ năng gặt hái được từ vị trí bán hàng đã giúp ông thành công trong quá trình tìm kiếm công việc. Dưới đây là một vài ví dụ cho thấy kỹ năng bán hàng sẽ giúp ích rất nhiều khi bạn tìm việc:
1. Hiểu về sản phẩm
Khi bán hàng, hiểu biết về sản phẩm là chìa khóa tạo nên mọi hoạt động mua bán và giúp bạn có được thu nhập. Hãy áp dụng tương tự như vậy khi bạn ứng tuyển và phỏng vấn xin việc.
2. Lập kế hoạch cho những cuộc gặp gỡ
Với bất kỳ công việc kinh doanh nào, chuẩn bị là rất cần thiết. Nó bao gồm việc tìm hiểu về những gì bạn sẽ bán, người có khả năng mua hàng và làm thế nào tiếp cận khách hàng tiềm năng. Kỹ năng này được áp dụng để làm việc trong lĩnh vực nhà hàng – khách sạn và khi nộp đơn xin việc. Không cần biết bạn đang muốn đến gần hơn đối tượng nào, lập kế hoạch luôn luôn cần thiết để đạt được thành công.
3. Khiến khách hàng thích và tin tưởng bạn
Làm việc trong nhà hàng, các cơ hội để có thể được khách yêu thích và tin tưởng thường chỉ trong giới hạn. Giới hạn thời gian này rất quan trọng trong việc xây dựng nền tảng bán hàng và tạo ra trải nghiệm tích cực cho tất cả các bên liên quan. Tương tự vậy, khi bạn nộp đơn và dự phỏng vấn, khiến cho phỏng vấn viên và những người tương tác có cảm tình với bạn là đã giành thêm cơ hội.
4. Tìm ra nhu cầu và trở thành giải pháp
Dù bạn biết rằng thực khách đã thích cái bàn họ chọn hoặc người phỏng vấn đã có công việc dành sẵn cho bạn, luôn sẵn sàng đặt câu hỏi rồi sau đó lắng nghe cẩn thận thì bạn sẽ có được những thông tin mình cần. Khi bạn thực sự lắng nghe những điều người khác nói về nhu cầu của họ, bạn có cơ hội để đáp ứng nhu cầu đó và trở thành giải pháp của họ.
5. Đảm bảo các thỏa thuận
Để bán hàng, thường cần phải yêu cầu khách hàng có cam kết và theo dõi những lợi ích của họ trong việc mua bán cho đến khi hoàn tất. Cùng cách thức như vậy, trong buổi phỏng vấn, định ra những bước đi và hành động tiếp theo là hết sức quan trọng. Bằng cách đó, tất cả mọi người khi rời khỏi cuộc phỏng vấn sẽ biết mình phải làm gì. Nó giúp tiết kiệm thời gian và sẽ giúp bạn có được công việc.
6. Tạo ra cuộc trao đổi “hai bên cùng thắng”
Một sai lầm phổ biến của nhiều người làm kinh doanh chính là cho rằng tiếp xúc khách hàng là việc khó khăn cần phải đối mặt. Niềm tin sai lầm này không giúp ích cho bất cứ ai. Thay vào đó, quan trọng hơn, bạn nên tin rằng những thứ mình đang bán, dù đó là một món ăn hay là giới thiệu bản thân đang tìm việc, là một thỏa thuận tốt dành cho người đối diện. Và nó cũng là một thỏa thuận tuyệt vời cho công ty.
Kỹ năng bán hàng có vẻ không dễ dàng chuyển đổi từ công việc này sang cho công việc tiếp theo, nhưng thực tế, những kỹ năng này làm nên mọi sự khác biệt trong việc giúp bạn đạt được thỏa thuận về các cơ hội nghề nghiệp như mơ. Thật đơn giản khi bạn sử dụng các kỹ năng sẵn có để tự giúp mình.
Nguồn: CareerBuilder Vietnam
Tuyển dụng Bạch Long Mobile