Năm 2020 bạn vẫn được nhận lương thì xin hãy trân trọng ông chủ của bạn
Như chúng ta đã biết thì tình hình dịch bệnh vừa qua đã gây ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế toàn cầu. Ai cũng gặp khó khăn, người lao động thiếu mất nguồn thu nhập. Nhưng, người chịu áp lực to lớn nhất chính là những ông chủ, người chịu trách nhiệm về việc làm cho hàng trăm người đã đặt niềm tin vào họ.
Theo những số liệu thống kê thì có đến 80% chủ của những cơ sở kinh doanh, doanh nghiệp đều đã trở nên nghèo trong năm nay. Tất cả là vì ảnh hưởng của dịch bệnh Covid hoành hành từ đầu năm cho đến nay.
Và hơn 80% trong số họ phải đối mặt với những áp lực kinh khủng về mặt doanh thu, lượng khách hàng, nhân sự và chi tiêu. Làn sóng thất nghiệp bùng nổ khiến hàng ngàn người lao đao. Bạn nên biết trân trọng vì mình vẫn đang có một công việc được bảo đảm thu nhập, có thể trở lại làm việc sau khi hết lệnh giãn cách xã hội.
Nếu là nhân viên, bạn chỉ chờ lương mỗi tháng để chi trả cho sinh hoạt cuộc sống hàng ngày, nhưng với những ông chủ thì họ còn phải chịu áp lực về thuế, an sinh xã hội, bảo hiểm, tiền thuê nhà; mặt bằng, điện nước và hàng loạt chi phí phát sinh khác.
Càng ngày càng nhiều loại chi phí mới phát sinh, chi phí để gồng gánh công ty ngày càng lớn. Sếp của bạn từ khi thành lập công ty đã phải vắt óc suy nghĩ để từng bước phát triển công ty hơn, mang lại công ăn việc làm ổn định cho hàng trăm nhân viên của mình. Họ không ngừng nghỉ, tìm cách đầu tư phát triển khắp nơi, đáp ứng nhu cầu của thị trường để mang về lợi nhuận. Lợi nhuận đó chính là phần chi trả lương cho bạn, giúp bạn có thu nhập tốt, chất lượng sống cao hơn.
Nếu không thể đảm bảo được thu nhập cho nhân viên thì đồng nghĩa với việc công ty đó đang đứng trên bờ vực phá sản, nhiều ông chủ đã trằn trọc, mất ngủ trong thời gian dài để tìm giải pháp tốt nhất cho tập thể. Họ đang dùng cuộc sống của họ để phát triển công ty, lo cho nhân viên. Có bao nhiêu ông chủ vẫn giữ lại nhân viên của mình, không sa thải ai dù tình hình dịch bệnh gây khó khăn trăm bề?
Ông chủ của bạn có thể mắc phải các vấn đề sức khỏe như viêm dạ dày, suy nhược thần kinh, mất ngủ, trầm cảm. Là nhân viên thì bạn sẽ không thể hiểu và chịu được những điều đó. Nhiều nhân viên luôn đắn đo về việc chuyển việc hoặc ở lại, chuyển việc hay không thì khó khăn tài chính của họ cũng không thể được giải quyết ngay được.
Thay vì vậy thì hãy san sẻ phần nào khó khăn với sếp của bạn. Nếu bạn là người vẫn nhận được tiền lương mỗi tháng thì xin hãy trân trọng và cảm ơn sếp của mình.
Có thể khi bạn nhận được lương là do sếp của bạn đã ký vào giấy ghi nợ. Có thể bạn đang vui chơi thì sếp của bạn phải giải quyết các báo cáo, giấy tờ quan trọng. Có thể bạn đang hưởng thụ những giây phút êm ấm bên gia đình thì sếp của bạn phải bôn ba để “lèo lái” cả công ty vượt qua đợt biến động này. Vì vậy hãy trân trọng công việc mà mình đang làm, đừng mải mê chơi điện thoại trong giờ làm việc, đừng hời hợt với những nhiệm vụ mà mình đã nhận.
Sếp của bạn chính là vị thuyền trưởng, là cơ trưởng trên “con tàu” chở hàng trăm nhân viên của mình. Nhân viên có thể thoát khỏi một con thuyền sắp đắm nhưng thuyền trưởng phải ở lại đến phút cuối. Việc kinh doanh cũng như đi biển, những khủng hoảng, rủi ro cũng giống như những cơn bão hung tợn sẵn sàng nhấn chìm tất cả. Sếp của bạn luôn phải mạnh mẽ để dẫn dắt tập thể vượt qua những khó khăn đó, chờ đến lúc có thể trở mình.
Vì vậy hãy trân trọng thành quả làm việc của mình. Những đồng lương của bạn chính là mồ hôi nước mắt của bao người và cũng là của chính bạn đóng góp mà có. Sếp của bạn cũng phải bỏ ra rất nhiều công sức để kiếm thật nhiều tiền, trả lương cho bạn thật tốt. Đừng tiêu xài phung phí, số tiền đó không phải dễ dàng mà kiếm được.
Cuối cùng, ông chủ của bạn, sếp của bạn là một vị trí quan trọng đối với bạn. Họ mang đến kế sinh nhai cho gia đình bạn, chịu trách nhiệm cho các vấn đề công việc và còn mang nhiều kỳ vọng của tập thể.
Trở thành ông chủ không chỉ để kiếm tiền mà còn đảm bảo những gì tốt nhất cho nhân viên của mình. Hãy trân trọng những người đã giúp bạn có được thu nhập và thông cảm cho họ, cùng vượt qua giai đoạn khó khăn này, để cùng nhau phát triển bền vững.
Tuyển dụng Bạch Long Mobile